+Aa-
    Zalo

    8 lợi ích không ngờ của hành động kiễng chân

    (ĐS&PL) - Kiễng chân là hành động vô cùng đơn giản, có thể thực hiện ở bất cứ nơi đâu nhưng lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

    Chống trầm cảm

    Suy nhược là do dương suy, không lên để nuôi dưỡng được não, dẫn đến khí huyết ở não kém lưu thông. Dựa trên phương pháp định vị 3 chiều, gót chân tương ứng với đại não, do đó kích thích gót chân có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu não, giúp khí huyết lưu thông tốt hơn.

    Nếu làm việc trong môi trường quá áp lực và căng thẳng, mệt mỏi, không thể tập trung, bạn hãy dành ra vài phút để đứng dậy và kiễng gót chân. Việc này sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần, bổ sung kịp thời khí huyết lên não, giải tỏa căng thẳng, chống trầm cảm.

    Giảm đau thắt lưng

    Các tác nhân gây bệnh phong hàn, ẩm thấp xâm nhập vào kinh mạch bàng quang dẫn đến khí và huyết không thông suốt, nếu bị tắc nghẽn thì sẽ gây đau. Hành động kiễng chân có thể kích thích khai thông kinh mạch bàng quang, thúc đẩy kinh mạch thông suốt, giảm đau và ngăn ngừa chứng đau thắt lưng, khí huyết kém lưu thông, thoái hóa đốt sống cổ...

    8 loi ich khong ngo cua hanh dong kieng chan
    Kiễng chân có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Ảnh minh họa

    Bổ thận khí

    Người thận khí yếu, thận dương thiếu hụt thường có các biểu hiện như sợ lạnh, đau gót chân, chi dưới sưng phù nề... Bệnh nhân có thể áp dụng bài tập kiễng gót chân để bổ sung khí dương cho thận, nhờ đó cơ thể khỏe mạnh hơn.

    Ngăn ngừa đột quỵ, tốt cho sức khỏe tim mạch

    Theo y học cổ truyền Trung Quốc, tất cả các cơn đột quỵ đều là do thiếu máu lên não, khí huyết lưu thông kém hoặc xuất huyết não. Vào mùa đông, tuần hoàn máu kém rất dễ gây đột quỵ.

    Vì thế, bạn nên kiên trì tập luyện kiễng chân mỗi ngày để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Đặc biệt, những người thường xuyên bị chóng mặt, đau đầu nên thực hiện hành động này để tăng cường hiệu quả hồi phục bệnh và ngăn ngừa đột quỵ.

    Được biết, động tác kiễng chân có thể giữ nhịp tim của một người duy trì ở mức khoảng 150 nhịp/ phút, khiến lưu lượng máu gia tăng cung cấp nhiều oxy hơn cho cơ tim và tác động tích cực đến hệ thống tim mạch.

    Phòng chứng khó tiểu

    Y học cổ truyền cho rằng bệnh liên quan đến tiết niệu, bàng quang và tuyến tiền liệt đa phần xuất phát từ việc khí huyết không lưu thông tốt. Trong khi đó, theo Tây y, chứng tiểu ít của nam giới là bệnh lý về tuyến tiền liệt như phì đại tuyến tiền liệt hoặc viêm tuyến tiền liệt.

    Gót chân là điểm đại diện thần kinh điều khiển của bàng quang. Việc mát xa hoặc kiếng chân có thể giúp người mắc các bệnh về bài tiết giảm triệu chứng bệnh đáng kể.

    Cải thiện chất lượng giấc ngủ

    Ngủ là cách quan trọng để hồi phục thể lực, giúp tinh thần sảng khoái. Tình trạng mất ngủ kéo dài hoặc ngủ không sâu giấc, trằn trọc, khó ngủ sẽ làm tăng gánh nặng cho sức khỏe, tăng tỷ lệ mắc bệnh của các cơ quan nội tạng. Đứng kiễng chân sẽ giúp giảm bớt áp lực cho cơ thể, tăng tuần hoàn máu và bạn có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ, ngủ sâu hơn.

    Làm thon gon chân

    Khi bạn đứng kiễng chân, trọng lực đẩy về phía trước, bắp chân và đùi sẽ được kéo căng và đẩy lên cao. Duy trì bài tập này mỗi ngày giúp đôi chân ngày càng thon gọn và săn chắc hơn, đồng thời có tác dụng làm mềm các khớp, tăng sự dẻo dai cho xương, tiêu hao mỡ thừa trong cơ thể.

    Giảm phù nề chân

    Người thường xuyên làm việc tại văn phòng, ít vận động lâu ngày có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu ở vùng mông và chân. Đứng kiễng chân có thể thúc đẩy lưu lượng máu ở các chi dưới, giảm phù chân và đau khớp, đả thông kinh mạch toàn thân và kích thích các huyệt đạo nằm ở lòng bàn chân.

    Đinh Kim(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/8-loi-ich-khong-ngo-cua-hanh-dong-kieng-chan-a563638.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan