+Aa-
    Zalo

    81 năm sau thảm họa “Titanic trên không” của Đức

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Năm 1937, tai nạn kinh hoàng mang tên "Thảm họa Hindenburg" xảy ra trên bầu trời Mỹ đã khiến 97 người thiệt mạng đồng thời khép lại kỷ nguyên khinh khí cầu của nhân loại.

    Năm 1937, tai nạn kinh hoàng mang tên "Thảm họa Hindenburg" xảy ra trên bầu trời Mỹ đã khiến 97 người thiệt mạng đồng thời khép lại kỷ nguyên khinh khí cầu của nhân loại.

    Ngày 6/5/1937, chiếc khinh khí cầu huyền thoại mang tên Hindenburg bốc cháy ngùn ngụt trước khi hạ cánh tại Lakehurst, New Jersey (Mỹ). Đây là vụ tai nạn kinh hoàng nhất trong lịch sử hàng không bằng khinh khí cầu.

    Khinh khí cầu LZ 129 Hindenburg. - Ảnh: airship.net.

    Khinh khí cầu Hindenburg đã từng là niềm tự hào của nước Đức. Nó được xây dựng năm 1931, vài năm trước khi Hitler lên nắm quyền Quốc trưởng. Tên của nó được đặt theo tên Tổng thống Đức - Marchal Paul von Hindenburg.

    LZ 129 Hindenburg là khinh khí cầu lớn nhất trong lịch sử nhân loại, với đường kính 41,2 mét và chiều dài 245 mét, gấp ba lần kích cỡ một chiếc máy bay Boeing 747.

    Trước khi xảy ra thảm họa, Hindenburg đã thực hiện thành công 17 chuyến đi vượt Đại Tây Dương, vận chuyển hơn 2.600 hành khách và đạt vận tốc 135km/h.

    Vào ngày 3/5/1937, khinh khí cầu Hindenburg đã khởi hành từ Frankfurt, Đức để tới Lakehurst, Mỹ. Vì ảnh hưởng của cơn bão, Hindenburg đã tới trạm bay ở Lakehurst muộn hơn vài tiếng so với lịch trình. Khinh khí cầu này buộc phải hạ cánh ở độ cao 200m.

    Khi chỉ còn cách mặt đất khoảng 60m, Hindenburg đột nhiên bốc cháy dữ dội ở phần đuôi rồi nhanh chóng lan sang toàn bộ khinh khí cầu. Hindenburg mất cân bằng và đâm xuống đất, khiến một vùng rộng lớn thuộc Lakehurst, bang New Jersey, Mỹ chìm trong khói lửa. Toàn bộ khinh khí cầu cháy rụi chỉ trong chưa đầy 1 phút.

    Hindenburg bốc cháy dữ dội khi đang hạ cánh. - Ảnh: Live Science.

    Hàng chục năm sau đó, nguyên nhân xảy ra thảm họa này mới có được kết luận. Đến năm 2013, kỹ sư hàng không Anh Jem Stansfield và các đồng nghiệp nghiên cứu lại thảm họa và nhận thấy rằng chiếc khinh khí cầu đã bị tích tĩnh điện khi đi qua cơn bão. Ngoài ra, 1 ống dẫn khí có thể đã bị thủng, đó có thể là nguyên nhân rò rỉ trong những ống thông gió. Khi nhân viên dưới đất nắm lấy các dây neo, họ đã khiến khí cầu tiếp xúc với mặt đất và ngọn lửa đã bùng ra ở phía sau khí cầu, đốt cháy khí hydro và gây ra thảm họa.

    Video khinh khí cầu Hindenburg bốc cháy dữ dội:

    [presscloud]2403[/presscloud]

    “Thảm họa Hindenburg” đã kết thúc hoàn toàn kỉ nguyên di chuyển bằng khinh khí cầu đồng thời mở ra một thời kì mới cho các phương tiện hàng không hiện đại an toàn hơn.

    HUYỀN TRANG(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/81-nam-sau-tham-hoa-titanic-tren-khong-cua-duc-a228736.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan