+Aa-
    Zalo

    9 tháng đầu năm, các ngân hàng lãi bao nhiêu?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Các ngân hàng lần lượt báo cáo lợi nhuận và tình hình kinh doanh 9 tháng đầu năm 2014.

    (ĐSPL) – Các ngân hàng đã lần lượt báo cáo lợi nhuận và tình hình kinh doanh 9 tháng đầu năm 104. Trong đó, có nhiều ngân hàng báo lãi ấn tượng nhưng cũng có ngân hàng “ngụp” trong lỗ hàng tỷ đồng.

    9 tháng đầu năm, các ngân hàng lãi bao nhiêu?

    Kết thúc hạn cuối cùng công bố báo cáo tài chính quý III/2015 vào ngày 15/11 vừa qua, hầu hết các ngân hàng đều báo lãi, duy chỉ có Đông Á Bank báo lỗ 76 tỷ đồng do tăng chi phí đột biến

    Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2014 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), lũy kế 9 tháng lợi nhuận sau thuế đạt 3.272 tỷ, tăng 8\% so với cùng kỳ năm 2013; nợ xấu ở mức 2,54\% trên tổng dư nợ, giảm nhẹ so với mức 2,72\% hồi đầu năm.

    Đặc biệt, trong khối 5 ngân hàng thương mại đứng đầu gồm Ngân hàng Quân đội (MB), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank), Ngân hàng Á châu (ACB) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), ngân hàng Quân đội vẫn dẫn đầu về con số lợi nhuận khi đạt 2.425 tỷ đồng trước thuế.

    Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) lợi nhuận lũy kế trước thuế 9 tháng đạt 1.163 tỷ đồng, bằng 98,5\% mục tiêu năm 2014. Về quy mô tổng tài sản, Techcombank cũng bám khá sát MB khi tăng thêm 7,5\% sau 9 tháng và đạt 170.768 tỷ đồng. Thành viên này cũng đã giảm được nợ xấu về dưới mốc 3\%, ở mức 2,96\%.

    Với ACB, khó khăn vẫn còn đó khi lợi nhuận giảm khá mạnh so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 1.071 tỷ đồng trước thuế lũy kế 9 tháng. Quy mô tổng tài sản của thành viên này đứng thứ 3 trong nhóm, với 179.381 tỷ đồng sau khi tăng thêm 7,67\%. Nợ xấu của ACB không nhiều thay đổi so với đầu năm, ở mức 3,07\%.

    Ngân hàng Xuất nhập khẩu Eximbank có lợi nhuận sau thuế 9 tháng đạt 734 tỷ, giảm 16,5\%; nợ xấu tăng hơn 60\% và chiếm 3,35\% trên tổng dư nợ.

    Lợi nhuận sau thuế lũy kế 9 tháng của các ngân hàng khác như: Sài Gòn Thương Tín đạt 2.402 tỷ; TMCP Tiên Phong đạt 447 tỷ đồng (đã trích lập dự phòng); TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đạt hơn 1.070 tỷ đồng; TMCP An Bình đạt 222 tỷ đồng (dự phòng rủi ro tăng gấp 12 lần)…

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/9-thang-dau-nam-cac-ngan-hang-lai-bao-nhieu-a69486.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan