+Aa-
    Zalo

    95\% lao động Việt Nam lo lắng sống nghèo khó khi về hưu

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL)- Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo Tương lai hưu trí tổ chức bởi Prudential, Viện Lão hóa toàn cầu và Quỹ dân số Liên hiệp quốc tại Việt Nam.

    (ĐSPL)- Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo Tương lai hưu trí tổ chức bởi Prudential, Viện Lão hóa toàn cầu và Quỹ dân số Liên hiệp quốc tại Việt Nam.

    Tin tức từ An Ninh Thủ Đô, kết quả khảo sát về hưu trí tại khu vực Đông Nam Á cho thấy hầu hết người dân trong khu vực bao gồm Việt Nam đang lo lắng về an sinh hưu trí. Tại 10 nước được khảo sát, nhiều người lao động e ngại sẽ chịu cảnh nghèo khó, không đủ tiền sinh sống khi về hưu. Tại Việt Nam, có tới 95\% người lao động được hỏi bày tỏ nỗi lo lắng trên.

    Báo cáo được Viện Lão hóa toàn cầu và Prudential công bố chỉ ra rằng, tại Việt Nam, người lao động rất quan tâm tới việc làm gì để đảm bảo cuộc sống khi về hưu. Hiện chỉ có 1/5 số người đang lao động hy vọng sẽ có thu nhập từ tài sản tài chính khi nghỉ hưu.

    95\% lao động Việt Nam lo lắng sống nghèo khó khi về hưu. (Ảnh TTXVN)

    Trong khi đó, chỉ 10\% người Việt Nam tin rằng con cái trưởng thành hoặc những thành viên khác trong gia đình là chỗ dựa thu nhập khi nghỉ hưu. Với tỷ lệ nói trên, những người hiện đang đi làm sau này về hưu sẽ không thể dựa vào gia đình nhiều như những người hiện đã nghỉ hưu.

    Lý giải về vấn đề này, báo cáo chỉ ra rằng, già hóa là thách thức lớn với Việt Nam. Hiện tốc độ già hóa dân số tại Việt Nam đang dẫn đầu châu Á và nhanh nhất thế giới. Cùng với đó, tuổi thọ khỏe mạnh của người Việt Nam chưa cao. Trung bình mỗi người cao tuổi phải chịu 14 năm bệnh tật và 95\% người cao tuổi có bệnh, trong đó trung bình mỗi người mắc 2,69 bệnh kinh niên.

    TS Richard Jackson – Chủ tịch Viện Lão hóa toàn cầu cho biết: “Rõ ràng người về hưu tại Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á đang ở một thời điểm khó khăn. Người lao động đang rất lo lắng về tương lai hưu trí của họ và mong muốn được cải thiện”.

    Trong khi Chính phủ đang có những giải pháp công thì trên thị trường cũng đã đưa ra nhiều giải pháp tư hữu ích. Kết quả từ khảo sát cho thấy, đại đa số người Việt được hỏi đồng ý với các sáng kiến mới của Chính phủ nhằm khuyến khích hoặc yêu cầu người lao động tiết kiệm nhiều hơn cho họ khi về hưu.

    Theo đó, giải pháp an sinh hưu trí hữu hiệu từ mua bảo hiểm và quản lý tài sản nhận được nhiều sự quan tâm từ người dân. 25\% số người được hỏi tại Việt Nam hy vọng khi về hưu có thu nhập từ các sản phẩm bảo hiểm hay các sản phẩm tài chính khác.

    Ông Donald Kanak – Chủ tịch Prudential châu Á cho hay: “Để đảm bảo an sinh hưu trí cho người cao tuổi cần có các giải pháp công tư kết hợp. Lĩnh vực bảo hiểm và quản lý tài sản đóng vai trò quan trọng để làm giảm áp lực lên ngân sách khi dân số đang già hóa nhanh”.

    Theo TTXVN, bà Ritsu Nacken, quyền Trưởng đại diện UNFPA cho biết, kết quả khảo sát cho thấy người Việt Nam đang rất lo lắng về tuổi già khi về hưu, họ nghĩ đến tương lai và nhận ra rủi ro họ phải đối mặt. 62\% người được hỏi trả lời nói rằng họ mong muốn Chính phủ cung cấp lương hưu cho người về hưu nhưng họ cũng muốn Chính phủ khuyến khích người dân tiết kiệm, chuẩn bị cho tương lai. Đây là tín hiệu đáng mừng khi người dân bắt đầu nghĩ đến việc chuẩn bị cho hưu trí.

    “Tuy nhiên, kinh nghiệm và kiến thức của người Việt Nam còn hạn chế trong việc sử dụng các dịch vụ tài chính mà đa số họ tiết kiệm gửi ngân hàng chứ không đầu tư. Chính sự lo lắng của người Việt Nam trong giai đoạn mới sẽ là cơ hội để phát triển các dịch vụ tài chính trong tương lai. Đặc biệt là khi Việt Nam đang là nước có thu nhập trung bình, tầng lớn trung lưu ngày càng giàu hơn,” bà Ritsu Nacken nói.

    Gần 63\% người cao tuổi chưa có lương hưu

    VOV dẫn tin từ Đài PT&TH Khánh Hòa, theo Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội Trần Thị Thúy Nga, hiện vẫn còn 62,6\% người cao tuổi chưa có lương hưu.

    Theo bà Trần Thị Thúy Nga, cả nước có 11,2 triệu người cao tuổi, nhưng chỉ có 2,15 triệu người được nhận lương hưu bảo hiểm xã hội bắt buộc, với mức hưởng 3,9 triệu đồng/tháng. Ngoài ra còn có gần 2 triệu người nhận trợ cấp bảo trợ xã hội và nhận trợ cấp mất sức lao động.

    “Tỷ lệ bao phủ lương hưu đối với người cao tuổi không mấy cải thiện. Mặc dù đối tượng thụ hưởng lương hưu đang tăng lên nhưng do tốc độ già hóa dân số lớn hơn nên tỷ lệ người già có lương hưu đang có xu hướng giảm.

    Năm 2012 là 38,64\% đến tháng 6/2015 đã giảm xuống còn 37,4\%. Hiện vẫn còn 62,6\% người cao tuổi chưa nhận được lương hưu. Vì vậy, bên cạnh mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hộ tự nguyện cần có chính sách khuyến khích mở rộng các hình thức tự tiết kiệm, tham gia các quỹ hưu trí, mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ…”, bà Nga cho biết.

    Đức An (Tổng hợp)

    Xem thêm video:

    [mecloud] IhYq3EaQlw[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/95-lao-dong-viet-nam-lo-lang-song-ngheo-kho-khi-ve-huu-a109823.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.