+Aa-
    Zalo

    Ai không nên ăn cà tím?

    ĐS&PL Cà tím ngon và bổ dưỡng nhưng những nhóm người này nên tránh ăn để không gây hại cho sức khỏe.

    Người bị bệnh dạ dày

    Cà tím là thực phẩm có tính hàn, ăn nhiều có thể khiến dạ dày bị khó chịu, gây tiêu chảy nặng. Người đang gặp vấn đề ở dạ dày nên hạn chế ăn thực phẩm này.

    Người thiếu máu, thiếu sắt

    Chất anthocyanin trong vỏ cà tím sẽ “bắt giữ” các ion sắt có trong các thực phẩm khác và trong cơ thể, cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể, ngoài ra còn ảnh hưởng tới việc hấp thụ các ion kẽm và đồng.

    Những người bị thiếu máu, thiết sắt không nên ăn cà tím, chú ý bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan động vật.

    Trẻ dưới 3 tuổi

    Cà tím có vỏ dai và cứng, trong khi đó hệ tiêu hóa của trẻ dưới 3 tuổi chưa phát triển hoàn chỉnh. Nếu ăn lượng lớn cà tím cả vỏ thì sẽ dễ bị khó tiêu, đau bụng.

    ai khong nen an ca tim

    Người có chức năng tiêu hóa kém

    Tuy không bị đau bụng, khó tiêu như trẻ nhỏ nhưng những người có chức năng tiêu hóa kém vẫn có thể cảm thấy khó chịu khi ăn cà tím do lớp vỏ thực phẩm này rất dai và cứng. Trường hợp muốn ăn cà tím, nhóm người này nên gọt vỏ để không làm tăng gánh năng lên dạ dày.

    Người có thể trạng yếu

    Cà tím có tính hàn nên những người yếu mệt, có thể trang kém không nên ăn thực phẩm này quá nhiều và thường xuyên.

    Người mắc bệnh thận

    Cà tím chứa lượng lớn oxalate – loại axit có trong thực vật, ăn quá nhiều thì dễ gây sỏi thận. Vì thế, những người mắc bệnh thận không nên ăn cà tím.

    Một số lưu ý khi ăn cà tím

    Không ăn quá nhiều

    Chất solanine trong cà tím giúp chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư nhưng cũng có thể kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp, có tác dụng gây mê. Ăn quá nhiều cà tím có thể gây độc. Solanine hòa tan trong nước không đáng kể, dù đun sôi vẫn không phá hủy được chất này.

    Ngoài ra, cà tím còn chứa một lượng nicotine cao hơn bất kỳ loại quả nào khác, nồng độ 0,01mg/100g. Tốt nhất bạn chỉ nên ăn thực phẩm này 2 – 3 lần/tuần, 100g – 200g mỗi lần bằng cách nấu thành các món ăn để ăn cùng cơm.

    Nên ăn cả vỏ

    Cà tím có thể chế biến dưới nhiều cách khác nhau như món nướng, xào với dầu ăn, bung, um, xào thịt… Vỏ cà tím chứa vitamin nhóm B và vitamin C rất có lợi cho sức khỏe, vì thế bạn không nên vứt bỏ.

    Không đun ở nhiệt độ quá cao

    Việc đun ở nhiệt độ quá cao sẽ khiến cà tím mất nhiều chất dinh dưỡng. Cà tím đem chiên có thể bị hao hụt tới 50% lượng vitamin.

    Nhiều tạp chí y học báo cáo có hiện tượng ngứa ở ngoài da và miệng sau khi ăn cà tím. Nguyên nhân là vì thực phẩm này chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao. Do đó, bạn nên nấu chín kỹ cà tím trước khi ăn.

    Đinh Kim(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ai-khong-nen-an-ca-tim-a531807.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan