+Aa-
    Zalo

    Ăn nhiều 3 bộ phận này của tôm không khác nào đang tự hại sức khỏe

    (ĐS&PL) - Tôm là thực phẩm giàu dinh dưỡng, có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng có một số bộ phận bạn nên han chế ăn.

    Đầu tôm

    Theo các chuyên gia, đầu tôm là nơi chứa các cơ quan nội tạng như ruột, thức ăn đưa vào, mang, cơ quan hô hấp nên cũng có nhiều loại vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng. Đây cũng là bộ phận đầu tiên bị phân hủy khi tôm chết.

    Nhiều người cho rằng ăn mắt tôm sẽ bổ mắt nhưng trên thực tế phần đầu của tôm chứa rất ít chất dinh dưỡng. Khi ăn đầu tôm, bạn sẽ vô tình nạp chất bẩn vào cơ thể và đối mặt với nguy cơ nhiễm khuẩn

    Lưu ý, không nên ăn đầu tôm có biểu hiện chuyển sang màu đen. Nguyên nhân khiến đầu tôm chuyển đen có thể do tôm sống trong môi trường nước bị nhiễm kim loại nặng, các loại muối kết tủa hoặc tôm bị bệnh dẫn đến đen mang.

    an nhieu 3 bo phan nay cua tom khong khac nao dang tu hai suc khoe

    Vỏ tôm

    Không ít người nghĩ vỏ tôm là bộ phận chứa nhiều canxi nhưng thực chất phần thịt mới có nhiều canxi nhất. Vỏ tôm cấu tạo chủ yếu từ kitin - một polymer tạo thành vỏ của các loài giáp xác.

    Phần vỏ tôm rất khó tiêu hóa, ăn nhiều không giúp cơ thể nạp thêm canxi, trái lại gia tăng thêm gánh nặng cho dạ dày. Ông bà, bố mẹ cố ép trẻ ăn tôm cả vỏ sẽ tăng nguy cơ hóc vỏ tôm ở trẻ.

    Đường chỉ đen trên lưng tôm

    Đường chỉ đen này được gọi là đường tiêu hoá của tôm chứa dạ dày và đại tràng, thường thấy rõ ràng ở những con tôm to. Thông thường, bộ phận này không gây hại cho sức khoẻ bởi khi chế biến ở nhiệt độ cao, các vi khuẩn trong đó sẽ bị tiêu diệt. Tuy nhiên, để món ăn được ngon và sạch hơn, bạn nên loại bỏ đường chỉ tôm trước khi chế biến.

    Một số lưu ý khi ăn tôm

    - Các chất dinh dưỡng trong tôm như đạm, photpho, axit béo, canxi… nếu hấp thụ quá nhiều sẽ gây tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, chướng bụng và có thể dẫn đến tiêu chảy. Do đó, bạn chú ý không ăn quá nhiều và ăn hàng ngày.

    - Tôm không nên nấu chung với các loại rau, củ giàu vitamin C vì vitamin C có thể kết hợp với độc tố có sẵn trong vỏ tôm gây ngộ độc nghiêm trọng.

    - Những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng lâu khỏi. Nếu bị ho do dị ứng thì nên kiêng tôm tới khi tình trạng ho chấm dứt vì đôi khi nguyên nhân khiến bạn bị ho là dị ứng thực phẩm.

    - Không nên ăn tôm khi bị đau mắt đỏ. Bác sĩ chuyên khoa cho biết ăn tôm khi bị đau mắt đỏ sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế các loại hải sản có mùi tanh khác như cua, mực, cá…

    - Người bị cường giáp, có vấn đề về tuyến giáp lưu ý khi ăn tôm. Trong tôm và các hải sản khác chứa nhiều Iốt, có thể làm bệnh về tuyến giáp trở nên trầm trọng hơn. Nếu có vấn đề về tuyến giáp thì bạn nên hạn chế ăn tôm.

    Đinh Kim (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/an-nhieu-3-bo-phan-nay-cua-tom-khong-khac-nao-dang-tu-hai-suc-khoe-a547054.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan