+Aa-
    Zalo

    Ăn phải thủy hải sản nhiễm cadimi nguy hiểm cỡ nào?

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Nếu ăn phải thuỷ hải sản nhiễm cadimi rất có thể gặp những triệu chứng: Mệt mỏi, nhức đầu, ói mửa, mất vị giác, gặp các vấn đề về thận…

    (ĐSPL) - Nếu ăn phải thuỷ hải sản nhiễm cadimi rất có thể gặp những triệu chứng: Mệt mỏi, nhức đầu, ói mửa, mất vị giác, gặp các vấn đề về thận…

    Triệu chứng khi ăn phải thực phẩm nhiễm cadimi 

    Cadimi thuộc nhóm kim loại nặng cùng với chì, thủy ngân. Đây đều là các độc chất thuộc loại độc nhất đối với cơ thể con người. Cadimi được dùng trong sản xuất pin, ắc quy, dùng mạ kim loại. Các nhà khoa học đã tìm ra cadimi có rất nhiều tại các kênh, rạch, sông ngòi, có thể nhiễm độc vào thuỷ hải sản (đặc biệt là cá rô phi) và gây hại cho con người.

    Cadimi là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại bệnh như loãng xương, thiếu máu, suy gan thận rất nặng, gây nhiều loại ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, đối với phụ nữ có thai thì làm tăng nguy cơ gây dị dạng cho thai nhi.

    Nếu ăn phải thuỷ hải sản nhiễm cadimi rất có thể gặp những triệu chứng: Mệt mỏi, nhức đầu, ói mửa, mất vị giác, gặp các vấn đề về thận… Khi đã bị ngộ độc cadimi chỉ có thể trị các triệu chứng của rối loạn chứ không có thuốc chữa trị ngộ độc cadimi đặc hiệu. Vì vậy, tốt nhất là đừng để cadimi có điều kiện tiếp xúc, xâm nhiễm làm hại cơ thể.

    Thông tin trên báo Dân trí, phần lớn cadimi thâm nhập cơ thể sẽ đến thận và gan và lưu lại đó trong nhiều năm. Một phần nhỏ cadimi đi vào cơ thể sẽ được thải trừ chậm qua nước tiểu và phân. Cơ thể có thể chuyển phẩn lớn cadimi thành dạng vô hại, nhưng quá nhiều cadimi có thể gây quá tải đối với khả năng của gan và thận.

    Nếu ăn phải thuỷ hải sản nhiễm cadimi rất có thể gặp những triệu chứng: Mệt mỏi, nhức đầu, ói mửa, mất vị giác, gặp các vấn đề về thận… (Ảnh minh họa).

    Cadimi ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

    Đường miệng: Ăn thức ăn hoặc uống nước có mức cadimi rất cao gây kích ứng dạ dày nghiêm trọng, dẫn đến nôn và tiêu chảy, và đôi khi tử vong.

    Ăn phải cadimi với lượng thấp hơn trong thời gian dài có thể dẫn đến tích tụ cadimi trong thận. Nếu tích tụ cadmium đủ cao, nó sẽ gây tổn thương thận.

    Phơi nhiễm với nồng độ thấp cadimi trong thời gian dài cũng có thể khiến xương trở nên yếu và dễ gãy.

    Ngoài ra, hiện chưa có đủ thông tin trên người về lượng cadimi cần ăn hoặc uống để dẫn đến các bệnh gan, thiếu máu, tổn thương thần kinh nếu có xảy ra.

    Công nhân sản xuất: Hít thở không khí có mức cadimi rất cao có thể gây tổn thương nặng phổi và có thể gây tử vong. Hít thở không khí có mức cadimi thấp hơn trong thời gian dài (nhiều năm) dẫn đến tích tụ cadimi trong thận, và nếu đủ cao có thể dẫn đến bệnh thận.

    Ung thư: Ung thư phổi đã được phát hiện trong một số nghiên cứu trên công nhân phơi nhiễm với cadimi trong không khí và các nghiên cứu trên chuột hít phải cadimi.

    Bộ Y tế và dịch vụ con người Mỹ (DHHS) đã xác định cadimiu và hợp chất cadimi là những tác nhân được biết gây ung thư ở người. Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) đã xác định cadimi là tác nhân gây ung thư ở người. EPA xác định cadimi là một chất có thể gây ung thư.

    Mắt cá bị độc thường bị mờ đục, mềm, thường lõm sâu. Trong khi mắt cá còn tươi thường trong sáng, lồi ra ngoài, có thể nhìn thấy màu sắc của sắc của đồng tử cá. (Ảnh minh họa).

    Mẹo nhận biết cá biển tươi và cá nhiễm độc

    Mang cá là dấu hiệu dễ nhận biết khi cá “có vấn đề”

    Cá bị nhiễm độc thường mủn vảy, vảy long thành từng đám trong khi vảy cá tươi sẽ bám chặt vào thân cá, còn màu óng ánh. Cá nhiễm độc cũng thường không có mùi tanh thông thường, nếu ngửi qua sẽ có mùi lạ, khó chịu, tốt nhất không nên mua.

    Cá nhiễm độc đang là mối lo ngại của nhiều người

    Mắt cá bị độc thường bị mờ đục, mềm, thường lõm sâu. Trong khi mắt cá còn tươi thường trong sáng, lồi ra ngoài, có thể nhìn thấy màu sắc của sắc của đồng tử cá.

    Không nên mua cá có mắt màu đỏ đục, mềm, lõm sâu

    Với những loại cá nhiễm độc nặng thường ngay cả hình dáng cũng bị biến dạng. Đuôi nhỏ, đầu to, lưng bị gù, thậm chí có u. Thân cá ươn thường mềm nhũn, không có độ đàn hồi, khi ấn vào sẽ bị lõm xuống. Cắt thân cá ra sẽ thấy thịt lỏng lẽo, không bám vào xương.

    Thịt cá ươn thường mềm, nhão, có máu màu đậm

    Bụng và hậu môn cá: Cá tươi bụng sẽ không phình to, thường có màu trắng hoặc hồng nhạt. Hậu môn thụt sâu vào bên trong, có màu trắng nhạt. Còn cá bị ươn sẽ bụng phình to, căng tròn, mềm nhũn, có khi còn bị nứt bụng, bụng cá có màu xanh. Hậu môn cá ươn thường hồng hoặc đỏ bầm và lòi ra hẳn bên ngoài….

    Cách lựa chọn cá ngon

    Về kích cỡ, chọn cá có kích thước vừa, không nên chọn cá có kích thước quá to, đặc biệt là cá biển. Nhìn bề ngoài, mang cá là cơ quan hô hấp của cá, giống như buồng phổi của con người, phần lớn chất độc có lẽ tập trung tại đây. Mang cá độc không sáng trơn, hơi thô và có màu hồng thâm đậm.

    Ngoài ra, ngửi mùi cá ươn sẽ có mùi hôi khó chịu, dễ nhận ra. Cá tươi sẽ không bị nhớt, khi nhấn dọc thân cá, nếu cá còn đàn hồi thì là cá tươi.

    Tuyết Mai (Tổng hợp)

    Nguồn: Người đưa tin

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/an-phai-thuy-hai-san-nhiem-cadimi-nguy-hiem-co-nao-a142920.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan