+Aa-
    Zalo

    Ăn thịt cóc, chị tử vong, em song sinh nguy kịch

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bố mẹ vắng nhà, hai chị em song sinh 11 tuổi ở Hoà Bình bắt được một con cóc rồi tự làm thịt nấu cho nhau ăn. Hậu quả, 1 bé tử vong, bé còn lại đang rất nguy kịch.

    Bố mẹ vắng nhà, hai chị em song sinh 11 tuổi ở Hoà Bình bắt được một con cóc rồi tự làm thịt nấu cho nhau ăn. Hậu quả, 1 bé tử vong, bé còn lại đang rất nguy kịch.

    Khoa Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi Nguyễn Thị M. (11 tuổi, Hòa Bình) bị ngộ độc nặng do ăn thịt cóc. Chị gái sinh đôi của bé do ăn nhiều và ngộ độc nặng hơn nên đã không qua khỏi.

    Theo lời kể của mẹ bệnh nhi, vợ chồng chị đi làm ăn xa, 2 chị em M. ở cùng bà ngoại. Khoảng 20h ngày 30/5, hai chị em bé M. rủ nhau đi bắt cua và có bắt được một con cóc rồi mang về tự nấu cho nhau ăn.

    Sau khi ăn khoảng 2 tiếng, cả hai chị em cùng có biểu hiện nôn liên tục, li bì và được gia đình chuyển ngay vào Bệnh viện huyện rồi chuyển tiếp đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Tại đây, bệnh nhi được các bác sĩ tích cực cấp cứu nhưng do ăn nhiều hơn em và ngộ độc nặng hơn nên chị gái song sinh của bé M. đã không qua khỏi, còn bé M. được chuyển tiếp đến BV Nhi Trung ương để theo dõi và điều trị vào ngày 31/5.

    Bé M. đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Người lao động

    Bác sĩ Lê Ngọc Duy, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết bệnh nhi nhập viện trong tình trạng buồn nôn nhiều, li bì, chân tay lạnh, rối loạn nhịp tim, huyết áp hạ. Các bác sĩ xác định bé bị ngộ độc do ăn thịt cóc có biến chứng rối loạn nhịp tim và đã tiến hành cấp cứu và làm các xét nghiệm cần thiết. Kết quả, sau 2 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhi đã cải thiện nhưng bệnh nhi vẫn đang được theo dõi và điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực.

    Bác sĩ Duy cho hay, thịt cóc chứa nhiều đạm và kẽm, thường được người dân chế biến cho trẻ ăn, hy vọng chữa lành bệnh còi xương, suy dinh dưỡng. Bản thân thịt cóc không chứa độc tố, tuy nhiên nhiều bộ phận khác của cóc có độc tố chết người như tetrodotoxin.

    Nọc cóc chứa rất nhiều chất độc, có thể tiết qua hạch bạch huyết, truyền đi các khắp các bộ phận như gan trứng, da, mủ, mắt và hạch thần kinh (dọc 2 sống lưng), trong đó có chất bufotenin – một chất cực độc, dễ gây chết người, chế biến ở nhiệt độ cao cũng khó bị phân hủy, nếu sơ chế thịt cóc sai quy trình có thể dẫn tới ngộ độc, thậm chí tử vong.

    Trẻ bị ngộ độc tùy từng mức độ có thể thấy mệt mỏi, buồn nôn, nôn, nhức các chi, nặng hơn là rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, hoảng hốt vì thế sinh ra ảo giác, co giật, ngừng thở ngừng tim nếu không được cấp cứu kịp thời.

    Bác sĩ Duy khuyến cáo các gia đình không nên ăn thịt cóc. Khi gặp người bị ngộ độc thịt cóc, cần nhanh chóng gây nôn để loại bỏ tối đa độc tố trong cơ thể và nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và chữa trị kịp thời.

    Đồng Trang (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/an-thit-coc-chi-tu-vong-em-song-sinh-nguy-kich-a231698.html
    Sự kiện: Y tế sức khỏe
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan