Bà bầu bị chuột rút và cách điều trị hiệu quả nhất


Chủ nhật, 16/10/2016 | 10:00


Cùng sự kiện

(ĐSPL) – Để tránh những cơn đau đớn và ảnh hưởng sức khỏe khi bị chuột rút trong quá trình thai kỳ, bà bầu cần tìm hiểu kỹ những kiến thức cơ bản về chứng chuột rút...

(ĐSPL) – Để tránh những cơn đau đớn và ảnh hưởng sức khỏe khi bị chuột rút trong quá trình thai kỳ, bà bầu cần tìm hiểu kỹ những kiến thức cơ bản về chứng chuột rút bao gồm nguyên nhân cũng như cách phòng tránh, điều trị.

Hầu hết các mẹ bầu trong quá trình thai kỳ sẽ trải qua tình trạng bị chuột rút. Có mẹ bị nhiều có mẹ lại bị ít, tùy thuộc vào tình hình sức khỏe. Theo y học, chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Chuột rút gây ra cảm giác đau bởi sự co rút, thường là co cơ, có thể do trời lạnh hay hoạt động quá mức, sức khỏe giảm sút hoặc bị ngộ độc.

Mẹ bầu bị chuột rút sẽ rất nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi. Vì thế, trong thời gian thai nghén các mẹ bầu cần tìm hiểu kỹ các nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa chuột rút.


Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chuột rút

Trọng lượng tăng nhanh

Theo báo Khám Phá, tình trạng bà bầu bị chuột rút có nhiều nguyên nhân có thể là do trọng lượng cơ thể ngày càng tăng lên, gây áp lực nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân dẫn đến hiện tượng chuột rút (nhất là về đêm và càng đến cuối thai kì càng xảy ra thường xuyên hơn).

Dây chằng bị kéo căng

Ngoài ra, vào đầu thai kì, bà bầu hay bị ốm nghén, nôn ói và không ăn uống được khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng, mất nước, mất cân bằng điện giải… dẫn đến chứng co cứng cơ. Khi em bé lớn dần lên, tử cung của mẹ cũng phải giãn rộng ra để có đủ không gian cho con; điều này đồng nghĩa với các cơ, dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng, gây nên các cơn đau nhức, co rút ở vùng bụng,…

Thiếu canxi

Một nguyên nhân phổ biến khác khiến bà bầu bị chuột rút là do thiếu canxi. Trong giai đoạn mang thai, nhất là những thai kì cuối nhu cầu canxi của cơ thể tăng cao để “phục vụ” cho sự phát triển của bé. Khi lượng canxi không được cung cấp đầy đủ, cơ thể mẹ có xu hướng tự “rút” canxi để truyền cho bé. Thiếu canxi khiến cơ bắp mẹ đau nhức, dễ căng cứng cơ, co rút,…

Dư thừa phốt pho

Theo Dân Trí, một số trường hợp khác có thể do dư thừa chất phốt pho (tìm thấy trong thịt, các thực phẩm chế biến sẵn và đồ uống có ga) và do thiếu canxi, magiê và kali hay do áp lực của tử cung lên dây thần kinh dẫn xuống chân.

Khi bạn đổ mồ hôi nhiều vào mùa hè, cơ thể bị khử nước cũng có thể bị khử nước và khiến chân bị chuột rút. Trong khi vào những tháng mùa lạnh, tuần hoàn máu trong cơ thể có xu hướng chậm lại và có thể gây ra chứng vọp bẻ. Chuột rút thường xảy ra vào giai đoạn thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ.

Cách phòng ngừa chuột rút khi mang thai


- Tránh đứng hoặc ngồi luôn ở một tư thế quá lâu.

- Co duỗi các bắp chân thường xuyên vào ban ngày và một vài lần trước khi đi ngủ.

- Xoay tròn mắt cá chân và các ngón chân lúc ngồi xem tivi hay ăn tối.

- Đi dạo hằng ngày, trừ khi bác sĩ yêu cần thai phụ không được luyện tập trong những trường hợp cá biệt.

- Bổ sung canxi và ma-giê. Việc bổ sung canxi sẽ ngăn ngừa bớt những cơn đau chuột rút. Đầy đủ canxi trước khi mang thai là rất quan trọng cho thai phụ.

- Tránh làm việc mệt nhọc. Nằm nghỉ trên giường và thử tìm tư thế tiện lợi nhất (đầu gối kéo lên).

- Tắm nước nóng hoặc đặt túi nước nóng lên bụng và phía dưới lưng.

- Uống một hớp rượu mạnh; giúp thư giãn cơ bàng quang.

- Tìm sự cực khoái trong giao hợp: giúp máu và chất dịch ở vùng xương chậu lưu thông.

- Tập các phương pháp thư giãn để bớt căng thẳng cơ thể và tinh thần.

- Việc dùng các loại trà thảo mộc cũng giúp làm giảm cơn đau.

- Tránh đứng hoặc ngồi chéo chân quá lâu.

- Uống nước thường xuyên, không để khát.

- Mát-xa chân

Hãy nhẹ nhàng xoa bóp, mát-xa từ đùi đến bắp chân, các ngón chân, mắt cá,… để máu được lưu thông tốt hơn và các cơ cũng được “thư giãn”.

- Kê chân lên gối mềm

Khi ngủ hoặc nằm nghỉ ngơi, mẹ có thể kê chân cao một chút với chiếc gối/chăn mềm để không cản trở sự lưu thông máu, tránh bị chuột rút “ghé thăm”.

- Xoa bóp ngay khi bị chuột rút

Khi đang bị chuột rút, mẹ có thể xoa bóp (tốt nhất là nhờ ông xã hoặc người thân) hoặc đặt túi chườm hoặc đơn giản hơn là dùng một chai nước nóng chườm lên vùng bị đau.

Tuy nhiên, theo báo Dân Trí, nếu chứng chuột rút (Vọp bẻ) kéo dài thường xuyên và không chỉ là vài lần hoặc nếu thấy có hiện tượng sưng tấy, bầm thì bạn cần đi khám bác sĩ ngay. Mặc dù rất hiếm gặp (1/2.000 bà bầu) nhưng rất có thể bạn đang mắc chứng huyết khối.

MỸ AN (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

Xem thêm video:

[mecloud]ygMk8TKYUd[/mecloud]

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ba-bau-bi-chuot-rut-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-nhat-a166238.html