+Aa-
    Zalo

    Ba hoàng đế quyền lực nhất lịch sử Trung Quốc, người đứng đầu sở hữu đội quân sát thủ khét tiếng

    • DSPL
    ĐS&PL Nắm chắc quyền lực trong tay là điều vô cùng quan trọng đối với các hoàng đế cổ đại. Nếu quyền lực bị phân tán sẽ dễ dàng khiến cả một chính quyền mất ổn định.

    Nắm chắc quyền lực trong tay là điều vô cùng quan trọng đối với các hoàng đế Trung Quốc cổ đại. Nếu quyền lực bị phân tán sẽ dễ dàng khiến cả một chính quyền mất ổn định.

    Trung Quốc là một quốc gia có lịch sử lâu đời với sự luân chuyển liên tục của các triều đại cùng hàng trăm vị hoàng đế trong quá khứ. Tính cách, sự trị vì của mỗi hoàng đế không giống nhau. Những người được xưng là minh quân luôn nghĩ cho đất nước được thái bình nhưng cũng có bậc đế vương không màng chính sự, ngày đêm hoan lạc tửu sắc.

    Tuy nhiên, tất cả vị hoàng đế trong lịch sử đều có một đặc điểm chung là luôn nghĩ đến quyền lợi của mình. Bởi chỉ có nắm chắc quyền lực, họ mới dễ dàng khống chế cả một bộ máy chính quyền khổng lồ.

    Tượng đá Tần Thủy Hoàng.

    Nhắc đến 2 chữ "quyền lực", không thể không nhắc vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa cổ đại - Tần Thủy Hoàng. Sau khi tiêu diệt sáu nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc vào năm 221 TCN, ông lên ngôi vua của nước Tần vào năm 13 tuổi. Thay vì tiếp tục xưng vương như các vị vua thời nhà Thương và nhà Chu, ông xưng đế vào năm 38 tuổi.

    Tần Thủy Hoàng là người đã đánh dấu sự khởi đầu của đế quốc phong kiến Trung Hoa, đồng thời thực hiện một loạt các cải cách lớn về kinh tế và chính trị, bao gồm thiết lập hệ thống quan lại nắm quyền ở địa phương do triều đình chỉ định thay vì phân chia ban tước cho các quý tộc như trước kia. Ấy vậy mà Tần Thủy Hoàng lại chưa thể nằm trong nhóm 3 vị hoàng đế quyền lực nhất trong Trung Hoa cổ đại. Đó là những ai?

    Chu Nguyên Chương

    Chu Nguyên Chương (1328 – 1398) xuất thân bần hèn, thậm chí từng phải trải qua thời gian sống ăn xin qua ngày. Tuy nhiên, chính nạn đói, thiên tai, dịch bệnh đã làm bùng phát cuộc khởi nghĩa nông dân khắp nơi và Chu Nguyên Chương trở thành nhà lãnh đạo của một lực lượng khở nghĩa. Cuối cùng, ông đã thành công trong việc đuổi người Mông Cổ về Trung Á, chấm dứt nhà Nguyên, lập ra đại Minh.

    Cũng vì xuất thân từ nghèo khó nên Chu Nguyên Chương rất hiểu nổi khổ của dân chúng, ông luôn ban hành chính sách khuyến khích trồng trọt và phát triển nông nghiệp.

    Ông được xem như là một trong những hoàng đế vĩ đại nhất của Trung Quốc nhờ các công trạng to lớn của mình với đất nước. Song, cũng bị chê trách vì sự độc đoán hà khắc, chỉ tin vào gia đình, cũng như sát hại hàng loạt những công thần khai quốc để đảm bảo quyền lực tuyệt đối.

    Hán Vũ Đế

    Hán Vũ Đế (156 - TCN), vị vua thứ 7 của nhà Hán. Ông được đánh giá là một hoàng đế tài ba, được xưng Hán Vũ thời đại, làm nhiều việc củng cố nền cai trị và mở cửa ra bên ngoài. Dưới thời trị vì của ông, nhà Hán đã phát triển lớn về chính trị, quân đội và cả diện tích lãnh thổ.

    Khác với các đời trước, Hán Vũ Đế là người chuyên chế nhưng cũng rất nhiều mưu lược tài năng. Thấy đời vua cha, nhóm thất vương làm phản, Vũ Đế quyết tâm tiêu diệt chư hầu quý tộc. Ông sai người thân tín do thám các chư hầu quý tộc, ngăn chặn sự mưu phản và lần lần tước hết quyền hành, đất đai.

    Hán Vũ Đế luôn tập trung phát triển sức mạnh quân đội với quân luật nghiêm khắc. Đặc biệt, Hãn Vũ Đế không tha thứ cho những viên tướng bại trận, thẳng tay trừng trị cho cho dù họ ở hoàn cảnh và tình thế bất lợi nào trên chiến trường. Một mặt là để chống lại mối đe dọa đến từ Hung Nô, một mặt cũng là giúp Hán Vũ Đế chống lại nối ám ảnh bị người khác cướp mất quyền lực của ông.

    Ung Chính

    Thanh Thế Tông Ung Chính (1678 – 1735), là một vị hoàng đế siêng năng, cần kiệm và chống tham nhũng quyết liệt. Mục tiêu của vua Ung Chính là tạo ra một triều đình hiệu quả với chi phí thấp nhất. Các chính sách của ông đã mở đường cho sự thịnh trị gần 150 năm tiếp theo của Đại Thanh.

    Tuy nhiên trên thực tế, khi Hoàng đế Ung Chính nắm quyền, quyền lực của triều đình đã bị hạn chế rất nhiều. Khi đó mâu thuẫn giữa các tộc Mãn Thanh và tộc Hán rất sâu sắc, chính quyền nhà Thanh còn lập ra chức Nghị Chính Vương để giải quyết mâu thuẫn này. Nhưng về sau, vị trí này có vai trò làm phân tán và suy yếu thế lực của triều đình.

    Vũ khí Trích Huyết Tử

    Vì vậy, để tập trung quyền lực vào tay mình, Hoàng đế Ung Chính đã thành lập Niêm Can Xứ, là đội sát thủ thân cận của Hoàng đế nhà Thanh.

    Những thành viên của Niêm Cơ Xứ được tuyển chọn từ các thị vệ xuất sắc nhất trong Tử Cấm Thành, đặc biệt là lựa chọn từ con cháu của các công thần. Không chỉ võ công cao cường, Niêm Can Xứ cong sử dụng vũ khí là "Trích Huyết Tử " - một loại vũ khí đáng sợ nhất với sức sát thương cao.

    Các sát thủ của Niêm Cơ Xứ chỉ nghe theo lệnh của hoàng đế. Người đứng đầu Niêm Cơ Xứ chức vụ là Tá lĩnh. Ban đầu Niêm Can Xứ được Ung Chính lập ra để phục vụ mục đích của mình khi còn là Ung Thân vương.

    Có thể nói Thanh Thế Tông Ung Chính là người quyền lực nhất trong tất cả các vị hoàng đế.

    Hoa Vũ (Theo Sohu, Sina)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ba-hoang-de-quyen-luc-nhat-lich-su-trung-quoc-nguoi-dung-dau-so-huu-doi-quan-sat-thu-khet-tieng-a336130.html
    Sự kiện: Giải trí 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan