+Aa-
    Zalo

    Bà ngoại 44 tuổi nhập viện tâm thần sau nhiều đêm thức trắng trông cháu

    (ĐS&PL) - Con còn nhỏ nhưng đã sinh con, bà ngoại 44 tuổi lo lắng nên đã thức đêm trông hộ khiến bản thân phải nhập viện tâm thần.

    Ngồi ngắm cảnh dọc hành lang Viện sức khoẻ tâm thần, Bệnh viện Bạch Hoa, chị Hoa (44 tuổi, quê Đăk Lăk) được chồng ân cần nịnh uống nốt chỗ sữa. Chia sẻ về bệnh tình của vợ, chồng chị Hoa cho hay, chị Hoa nhập viện sau khi xuất hiện triệu chứng tâm lý không ổn định.

    Cách đây hơn 2 tháng con gái 19 tuổi của vợ chồng anh sinh con đầu lòng. Tuy đã lập gia đình nhưng con gái và con rể ở chung với anh chị.

    “Con còn nhỏ tuổi mà đã sinh con, vợ tôi luôn lo sợ con không biết chăm cháu. Hàng đêm cứ nghe cháu khóc là vợ tôi lại bật dậy chaỵ sang phòng để bế cháu. Liên tục 2 tháng như vậy khiến vợ mất ngủ, người mệt mỏi. Mặc dù trước đây sức khoẻ vợ tôi rất tốt, luôn trong trạng thái vui vẻ. Ban ngày cố ấy làm việc bình thường, tối đến đi thể dục đến 9-10 giờ rồi đi ngủ, sáng 6 giờ dậy”, chồng chị Hoa chia sẻ.

    Tuy nhiên, từ ngày có cháu lịch sinh hoạt đảo lộn, cộng với mệt mỏi do thức chăm trẻ nhỏ cơ thể chị Hoa tiều tuỵ. Thương con chị Hoa vẫn cố để hỗ trợ chăm cháu, không dám than mệt.

    Gần đây, con rể đưa vợ con về quê nội sinh sống, chị Hoa vốn đã suy nghĩ nhiều lại càng lo lắng. Chị sợ con về nhà chồng không biết chăm cháu sẽ bị trách mắng, đánh giá, cuộc sống không thoải mái. Những suy nghĩ ấy cứ luẩn quẩn trong đầu người phụ nữ này, khiến chị bị stress nặng phải nhập viện tâm thần.

    ba ngoai 44 tuoi nhap vien tam than sau nhieu dem thuc trang trong chau ngoai
    Chị Hoa mắc rối loạn thích ứng sau nhiều ngày trông cháu. Ảnh minh hoạ

    TS.BS Dương Minh Tâm, Đơn nguyên Điều trị Rối loạn liên quan stress và Tình dục, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, chị Hoa bị rối loạn sự thích ứng rất điển hình.

    Bác sĩ Tâm phân tích, với hội chứng này nếu không khai thác kỹ tiền sử, biết được nguyên nhân dẫn tới bệnh thì dễ bị nhầm với trầm cảm, stress thông thường.

    Trong trường hợp của chị Hoa, bác sĩ đã trao đổi với gia đình thường xuyên trò chuyện với vợ, đồng thời con gái nên thông báo cho bệnh nhân biết tình trạng của con-cháu đang ổn để chị biết không sinh ra lo lắng.

    Ngoài vấn đề trấn an tâm lý, người bệnh vẫn cần điều trị bằng thuốc để sớm bình phục.

    Theo bác sĩ Tâm, các triệu chứng rối loạn sự thích ứng bắt đầu trong vòng ba tháng kể từ khi tác nhân gây căng thẳng xuất hiện. Stress được xem là yếu tố tác động trực tiếp đến rối loạn sự thích ứng. Nếu không có stress thì rối loạn này không xảy ra. Dù có mối liên quan nhưng rối loạn thích ứng và stress lại khác nhau.

    “Nếu như stress diễn ra khi không xác định được tác nhân gây căng thẳng, thì rối loạn thích ứng lại xác định được nguyên nhân. Vì thế, rối loạn thích ứng thường xuất hiện sau một hoặc nhiều yếu tố sang chấn. Ví dụ như trường hợp trên, có hai yếu tố tác động đó là cháu ngoại chào đời làm thay đổi thói quen sinh hoạt vốn đã tồn tại rất lâu và cháu ngoại chuyển về quê nội khiến cho bệnh nhân suy nghĩ nhiều. Chính những yếu tố đó đã gây sang chấn, làm cho bệnh nhân rối loạn không thích ứng kịp”, bác sĩ Tâm cho hay.

    z5008470356358a52a127e4d1a1a29832a2f9436a4ee6d
    TS.BS Dương Minh Tâm

    Bác sĩ Tâm cho biết, hầu hết trường hợp rối loạn sự thích ứng tự khỏi trong vòng 6 tháng kể từ khi xảy ra sang chấn. Tuy nhiên nó cũng có thể gây hậu quả lâu dài như mất ngủ, cách ly xã hội, xung đột hôn nhân hoặc gia đình, suy giảm khả năng làm việc, nghiện rượu, sử dụng ma túy, rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách, tự hủy hoại, ý tưởng và hành vi tự sát...

    XEM THÊM: Vụ chuyến bay giải cứu: Cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng nói lời sau cùng gì sau 2 ngày xét xử?

    Do đó, bác sĩ Tâm khuyến cáo, bất cứ ai có các biểu hiện lâm sàng của bệnh như giảm khả năng tập trung và suy nghĩ, mệt mỏi, mất ngủ, thay đổi vị giác, có hành vi tự sát; lo âu, hồi hộp, vã mồ hôi, khó thở; thường xuyên cáu giận, đổ lỗi cho người khác, có thái độ hận thù... cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời. Phương pháp điều trị rối loạn sự thích ứng bao gồm liệu pháp tâm lý, hóa dược hoặc cả hai. Hiện tại, tâm lý trị liệu vẫn là cách điều trị được lựa chọn cho các rối loạn sự thích ứng.

    Mộc Trà

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ba-ngoai-44-tuoi-nhap-vien-tam-than-sau-nhieu-dem-thuc-trang-trong-chau-a605060.html
    Sự kiện: Y tế sức khỏe
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan