+Aa-
    Zalo

    Bài 3: Đứa trẻ bị bỏ rơi làm con nuôi đôi vợ chồng buôn vàng bạc?

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Vị bác sĩ đã đỡ đẻ cho 5 sản phụ ngày hôm đó, vì là một người đa cảm nên thường có thói quen ghi lại nhật kí, trong đó có vụ người mẹ bỏ lại đứa con còn đỏ hỏn không một lời nhắn gửi.
    (ĐSPL) - Vị bác sĩ đã đỡ đẻ cho 5 sản phụ ngày hôm đó, vì là một người đa cảm nên thường có thói quen ghi lại nhật kí, trong đó có vụ người mẹ bỏ lại đứa con còn đỏ hỏn không một lời nhắn gửi.
    Hành trình tìm lại đứa trẻ bị bỏ rơi năm xưa không dễ dàng gì bởi bé đã được gửi vào trại trẻ mồ côi và được gia đình khác nhận nuôi.
    Bé Tâm đã được nhận làm con nuôi!?
    Bà Hoa kể lại, trước đó vài ngày cô gái trẻ nhập viện mà không có người thân thích, ai hỏi gì cô cũng không nói, hỏi tên cũng không mở miệng mà chỉ khóc suốt, trong hồ sơ khi ấy chính bà đã ghi tên cô gái là Hoàng Thị Lê nhưng cô gái không thể xuất trình được giấy tờ chứng minh đó là tên thật của mình. Bà nhớ khi ấy khá nhiều người mắng nhiếc cô gái hư hỏng mới tí tuổi đầu mà có con, cô gái chỉ lặng lẽ khóc suốt những ngày sau đó. Sau 4 ngày cô gái trẻ sinh được một bé gái, trong lúc lục giỏ đồ của cô để lấy tã cho em bé bà tình cờ nhìn thấy chứng minh thư của cô và biết được cô tên thật là Trần Thị Mỹ (điều này bà Hoa đã ghi lại ở trong nhật kí và đưa thám tử xem).
    Sau khi em bé chào đời được vài tiếng thì cô gái cũng biến mất không một dấu vết để lại, các bác sĩ tá hỏa tìm cô nhưng không thể tìm được, đau lòng hơn nữa là sau đó em bé bị sốt phát ban tưởng không qua khỏi, cũng may cấp cứu kịp thời nên đã giữ được mạng sống cho bé. Vì quá thương cho hoàn cảnh của đứa bé nên chính tay bà đã chăm sóc bé trong những ngày bé lưu lại bệnh viện trước khi được gửi vào trại trẻ mồ côi.
    (Sau khi được bà Hoa cung cấp thông tin về tên người mẹ ghi trên hồ sơ. Các thám tử đã xác nhận lại với khách hàng Trần Thị Mỹ và bà Mỹ đã nhớ lại và khẳng định tên giả ghi trên hồ sơ chính xác là của bà ta - PV )
    Qua những cung cấp của bà Hoa cùng với hồ sơ lưu lại bệnh viện những trường hợp gửi vào trại trẻ mồ côi, các thám tử đã có được thông tin và địa chỉ của trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi tại Hà Nội. Các thám tử lại tiếp tục công tác tìm kiếm tại Trung tâm, tuy nhiên vì quy định bảo mật thông tin tuyệt đối với những trường hợp trẻ được nhận làm con nuôi nên việc điều tra, tìm hiểu gặp vô vàn khó khăn, chỉ những người có thẩm quyền mới được phép tìm hiểu thông tin và địa chỉ của những bé được nhận nuôi.
    Chứng kiến sự cố gắng của các thám tử, người bác sĩ già nhân hậu hứa sẽ tận tình giúp đỡ các thám tử thêm một lần nữa để tìm kiếm tung tích của con gái bà Trần Thị Mỹ bởi chính bà Hoa là người trực tiếp làm thủ tục gửi bé vào trung tâm trẻ mồ côi hơn hai mươi năm về trước, cũng vì thường xuyên làm việc với trung tâm mà bà có mối quan hệ khá khăng khít với viện trưởng nên hy vọng có được thông tin của bé là khả năng lớn.
    Ba ngày sau bà Hoa gọi điện cho thám tử Minh để cung cấp địa chỉ và họ tên cha mẹ nuôi của bé gái mà bà vất vả lắm mới tìm hiểu được. Ngôi nhà mà các thám tử tìm đến theo địa chỉ là một ngôi nhà kiên cố nằm trên đường Nguyên Hồng, Nam Thành Công, Đống Đa, Hà Nội. Qua tìm hiểu thì được biết ngôi nhà này đã qua mấy đời chủ, người chủ hiện tại là đôi vợ chồng trẻ chưa tới ba mươi, họ cũng không biết thông tin gì về những người chủ trước. Chỉ còn một cách lên phường Nam Thành Công để tìm hiểu về người chủ trước của căn hộ này.
    Được sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía công an phường, hai thám tử phụ trách đã biết được người chủ đầu tiên của ngôi nhà là ông Nguyễn Trí Dũng và bà Lâm Mỹ Hương, họ đã bán nhà rời Hà Nội vào Nam sinh sống từ năm 1995. Gia đình ông Dũng, bà Hương có hai người con, cậu con trai đầu đã mất cách đó nhiều năm tên là Nguyễn Trí Nhân (sinh năm 1983), cô con gái còn lại tên là Nguyễn Trí Phương Tâm (sinh năm 1990). Trước đây vợ chồng ông bà làm nghề buôn bán vàng bạc cũng khá có tiếng, nghe đâu sau khi người con trai đầu mất trong một vụ tai nạn giao thông ngay trước nhà thì thời gian sau đó ông bà có nhận nuôi một bé gái rồi cả gia đình dắt nhau vào miền Nam. Hiện tại hàng xóm không ai biết họ đã chuyển đến đâu, họ cũng chẳng liên lạc với hàng xóm từ dạo đó.
    Bài 3: Tia sáng từ vị bác sĩ già và đôi vợ chồng buôn bán vàng
    Ảnh minh họa.
    Tia sáng dần dần hé lên
    Cơ hội tìm bé Tâm cứ mong manh dần, mỗi lúc các thám tử càng tiến gần các manh mối thì thực tại lại càng đẩy họ ra xa giống như một cánh cửa này tưởng đang mở ra thì ngay lập tức cánh cửa tiếp theo đóng “sập” lại. Bằng nhận định của một người trong nghề lâu năm, các thám tử cho rằng “nghề nào nghiệp ấy”, có thể khi gia đình ông Dũng di cư vào miền Nam sinh sống cùng với nguồn tài chính sẵn có họ sẽ lại tiếp tục con đường kinh doanh vàng bạc như ngày trước.
    Mặc dù đã có trong tay tên tuổi đầy đủ của các thành viên trong gia đình bố mẹ nuôi bé Tâm nhưng việc tìm kiếm họ giữa miền Nam rộng lớn là điều hết sức vô vọng, bởi các thám tử không có bất cứ hình ảnh nào của gia đình ông Dũng để tiến hành xác minh, tìm kiếm tất cả những nơi tập trung kinh doanh vàng bạc đá quý tại miền Nam mà trọng điểm là thành phố Hồ Chí Minh.
    Dù cho có tên tuổi cụ thể của bé Tâm đi chăng nữa thì làm sao chỉ trong một thời gian ngắn có thể xác định được bé đang học trường nào, hình dáng ra sao khi thời gian đã qua cách đấy mười mấy năm, huống hồ gì giữa thành phố rộng lớn này có biết bao người trùng tên Nguyễn Trí Phương Tâm. Thế mới biết để tìm một người đã mất liên lạc cách đây nhiều năm trời không hề dễ dàng chút nào, nó phụ thuộc vào sự chi phối của nhiều yếu tố chủ quan, khách quan cũng như thời gian, không gian địa lý…
    Rà soát trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, các thám tử không thể nào tìm ra cửa tiệm bán vàng bạc nào có tên giống như cha mẹ nuôi của bé Tâm, sau nhiều ngày tìm kiếm trên khắp các con phố, các quận, huyện nhưng tin tức mà họ nhận được chỉ là một con số “0” tròn trĩnh. Nếu rà soát theo tên trên từng phường, xã của gia đình ông Dũng thì quả như mò kim đáy bể, công tác tìm kiếm gặp phải vô vàn khó khăn bởi trong “hằng hà sa số” người dân tứ xứ ở thành phố này có biết bao cái tên Nguyễn Trí Dũng và Lâm Mỹ Hương. Dù biết cơ hội cứ ngày một thu hẹp dần nhưng mong muốn tìm được bé Tâm giúp bà Mỹ được an ủi phần nào lỗi lầm mình gây ra từ thời trẻ đã thôi thúc các thảm tử tiếp tục đeo đuổi đến cùng.
    Ông Lương Hiền Duy đã chỉ đạo các thám tử về lại Hà Nội điều tra các mối quan hệ của gia đình ông Dũng trước khi di cư như người thân, họ hàng, bạn bè… với hy vọng sẽ có tin tức của bé Phương Tâm. Qua một ông cụ trước đây làm ở phường Nam Thành Công, gần nhà cũ của ông Dũng, các thám tử đã tìm được nơi ở của cha mẹ của bà Hương – mẹ nuôi bé Tâm, một tia sáng nữa lại lóe lên liệu lần này có vụt tắt nữa không?
    (Còn nữa)

    Có thể bạn quan tâm: Nghi án mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bai-3-dua-tre-bi-bo-roi-lam-con-nuoi-doi-vo-chong-buon-vang-bac-a46751.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan