+Aa-
    Zalo

    Bài 3: Xử phạt MBH rởm không phải là "đổ gánh nặng cho dân"

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) – “Thực chất việc xử phạt không phải nhằm vào người dân hay đổ gánh nặng cho dân, mà ở đây nhằm xử phạt những người biết mà vẫn cố tình vi phạm", Cục trưởng Cục QLCLSP hàng hóa nói.
    (ĐSPL) – Việc xử phạt các cơ sở sản xuất và kinh doanh MBH rởm là cực kỳ khó bởi họ luôn tìm mọi cách để “lách luật”, vì vậy, giải quyết vấn đề từ “gốc” là điều không đơn giản.
    Đó là nhận định của ông Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng Cục quản lý Chất lượng Sản phẩm Hàng hóa - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) khi nói về vấn đề phải xử lý triệt để các cơ sở sản xuất và kinh doanh MBH rởm để nguồn hàng này không còn xuất hiện trên thị trường.
    Theo ông Tuấn, để quản lý chất lượng mũ bảo hiểm (MBH), từ năm 2008, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số 2:2008/BKHCN về MBH. Tiếp đó, Bộ KH&CN đã đề xuất MBH là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, nhưng đến nay Chính phủ vẫn chưa chấp nhận đề xuất đó.
    Bài 3: Xử phạt MBH rởm (Chưa biên tập)

    Ông Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng Cục quản lý Chất lượng Sản phẩm Hàng hóa - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho rằng, xử lý MBH rởm từ gốc là vấn đề cực kỳ khó.

    Để tăng cường quản lý chất lượng MBH trong sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng, Liên bộ KH&CN - Công thương - Công an - Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BKHCN- BCT-BCA –BGTVT. Theo các quy đinh này, MBH trước khi đưa ra lưu thông phải được chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, công bố hợp quy, gắn dấu hợp quy CR và ghi nhãn đầy đủ theo quy định của pháp luật mới được lưu thông trên thị trường.
    Ông Tuấn cho rằng, mũ đội đầu không phải là MBH, không phải là mặt hàng cấm kinh doanh, cũng không nằm trong diện kinh doanh có điều kiện nên có nhiều cơ sở kinh doanh đã lách luật bằng cách thực hiện đầy đủ các thủ tục hành chính kinh doanh và công bố tiêu chuẩn chất lượng và ghi nhãn đầy đủ những mũ đó là mũ đi ngựa, mũ cho người đi bộ, mũ cho người đi xe đạp…, nhưng người mua lại sử dụng mũ đó vào việc đi xe máy thì đó là do ý thức của người mua đã không muốn bảo vệ chính mình. Và điều này đã làm cho thị trường MBH trở nên không lành mạnh.
    Nhận định về thị trường MBH hiện nay, Cục trưởng Cục quản lý Chất lượng Sản phẩm Hàng hóa cho rằng, tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có cửa hàng, cửa hiệu, có địa chỉ rõ ràng, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, ghi nhãn đầy đủ thì MBH của họ nói chung đều đảm bảo chất lượng.
    Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những tổ chức hoặc cá nhân sản xuất dấu địa chỉ, người bán MBH không có địa chỉ cố định, bán rong, bán trên vỉa hè, bán tranh thủ vào những lúc trời tối, mũ nhập lậu không qua kiểm tra chất lượng đưa ra thị trường thì chất lượng không đảm bảo. Ví dụ tháng 4/2014, các cơ sở sản xuất kinh doanh mũ không phải MBH, mũ giả mạo MBH (gắn dấu hợp quy) tại Trương Định – Hai Bà Trưng – Hà Nội, cơ sở sản xuất tại Quế Võ, Bắc Ninh… đã bị  Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa cùng các lực lượng kiểm tra phát hiện và xử lý theo quy định của pháp luật.
    Bài 3: Xử phạt MBH rởm (Chưa biên tập)

    Các loại MBH không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng bị lực lượng quản lý thị trường thu giữ.

    Hàng năm, các cơ quan chức năng đều tiến hành kiểm tra định kỳ và đột xuất các sản phẩm mũ trong việc sản xuất và lưu thông trên thị trường; kiểm tra đầu vào nhập khẩu đối với MBH nhập khẩu chính ngạch, nếu qua kiểm tra chất lượng đạt yêu cầu mới được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, còn không đạt sẽ bị tái xuất.
    Theo ông Trần Quốc Tuấn, chất lượng MBH hiện nay phụ thuộc vào ý thức chấp hành pháp luật của của người sản xuất kinh doanh, nhưng bên cạnh đó, nó cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi nhu cầu của thị trường, mà cụ thể là nhu cầu của người sử dụng. Nếu người mua và sử dụng chỉ lựa chọn những MBH đảm bảo chất lượng được sản xuất bởi các cơ cở sản xuất đã thực hiện chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, bán tại các địa chỉ tin cậy thì sẽ không có “đất” để  cho các loại  mũ không phải MBH tồn tại.
    Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn một bộ phận những người sử dụng, đặc biệt là lớp trẻ lại thích đội những mũ thời trang mà không phải là MBH vì nó vừa rẻ tiền, có nhiều màu sắc bắt mắt, và họ không cần quan tâm tới chất lượng, tới sự an toàn của chính mình, họ chủ yếu đội mũ để đối phó với CSGT. Chính vì nhu cầu này mà tồn tại những cơ sở sản xuất, kinh doanh mũ không phải là MBH luôn luôn lách luật, trốn tránh pháp luật để tồn tại.
    Để giúp CSGT nhận biết mũ không phải MBH, ngày 28/3/2013, Cục Quản lý  Chất lượng sản phẩm hàng hóa đã có công văn số 238/QLCL–CL1 gửi Cục CSGT đường bộ, đường sắt về  mũ không phải MBH kèm theo hình ảnh. Trong trường hợp CSGT có yêu cầu, Cục Quản lý Chất lượng sẵn sàng cử cán bộ phối hợp cùng lực lượng CSGT ở 1 số trạm để giúp cho việc phân biệt MBH để CSGT xử lý và tuyên truyền.
    “Thực chất việc xử phạt này không phải nhằm vào người dân hay đổ gánh nặng cho dân, mà ở đây nhằm xử phạt những người biết mà vẫn cố tình vi phạm. Chắc chắn không phải người dân không biết phân biệt giữa MBH và mũ không phải là MBH, bởi việc phân biệt này vẫn được các cơ quan chức năng công khai, tuyên truyền rộng rãi bằng nhiều hình thức từ nhiều năm nay” – ông Tuấn nhấn mạnh.

    Ông Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm hàng hóa - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ), cho biết, mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng phải có cấu tạo đủ ba bộ phận vỏ mũ, đệm hấp thu xung động bên trong vỏ mũ và quai đeo. Mũ bảo hiểm phải được chứng nhận hợp quy, phù hợp QCVN 2:2008/BKHCN, được gắn dấu hợp quy CR và có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.

    Mỗi nước có 1 tiêu chuẩn cho MBH dành cho người đi ô tô xe máy khác nhau, tiêu chuẩn của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở đã có sự tham khảo tiêu chuẩn của các nước, nó nhằm mục đích bảo vệ người đi mô tô, xe máy phù hợp với điều kiện Việt Nam.

    Về Khối lượng của mũ: Đối với loại che cả đầu, tai, hàm có cỡ lớn thì không được nặng hơn 1,5kg, mũ cỡ trung và cỡ nhỏ thì không quá 1,2kg.

    Đối với loại mũ che đầu và tai thì cỡ lớn không quá 1kg, cỡ nhỏ không quá 0,8kg.

    Cũng theo thông tin mà ông Tuấn cung cấp, thì trong năm 2013 vừa qua, Cục Quản lý Chất lượng phối hợp với Cục Quản lý thị trường, Chi cục TCĐLCL các tỉnh , thành phố đã kiểm tra 724 cơ sở kinh doanh MBH tại các tỉnh, thành như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ… đã tạm dừng lưu thông 6.158 chiếc MBH vi phạm. Thử nghiệm 74 mẫu thì có  25/74 mẫu thử không đạt yêu cầu. Xử phạt hành chính 130 cơ sở với số tiền phạt là 142,4 triệu đồng.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bai-3-xu-phat-mbh-rom-khong-phai-la-do-ganh-nang-cho-dan-a36819.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan