+Aa-
    Zalo

    Bài 4: Khai thác đất sét không hoàn thổ có thể bị xử lý hình sự

    ĐS&PL “Theo quy định Luật khoáng sản, các đơn vị được cấp phép khai thác khoáng sản phải thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt ...

    “Theo quy định Luật khoáng sản, các đơn vị được cấp phép khai thác khoáng sản phải thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và xử lý hình sự theo quy định của bộ luật hình sự” – LS Tạ Anh Tú cho biết

    Liên quan tới việc công ty CP Trúc Thôn (P. Cộng Hòa, TX, Chí Linh, Hải Dương) khai thác đất sét trắng xong hơn chục năm không hoàn thổ, gây nhiều bức xúc cho bà con địa phương và dư luận, mới đây PV đã có cuộc phỏng vấn với LS Tạ Anh Tú – Công ty Luật TNHH An Quốc Law để tìm hiểu về các quy định, xử phạt liên quan tới Luật khoáng sản, tiếp tục làm rõ các vấn đề bạn đọc quan tâm.

    LS Tạ Anh Tú – Công ty Luật TNHH An Quốc Law

    Theo quy định Luật Khoáng sản, khi doanh nghiệp xin giấy phép khai thác mỏ sẽ phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường để hoàn thổ sau khai thác và đóng cửa mỏ như thế nào thưa Luật sư?

    LS Tạ Anh Tú:Theo  Quyết định Số: 18/2013/QĐ-TTg ngày  29/03/2013 của Thủ tướng chính phủ Quy định về Về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản.   Trong đó Chương III  quy định vềký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường. Theo đó Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện ký quỹ tại Quỹ bảo vệ môi trường. Trong trường hợp địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản chưa có Quỹ bảo vệ môi trường thì tổ chức, cá nhân phải ký quỹ tại Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam. Việc ký quỹ thực hiện theo quyết định này .

    Cũng theo chương III Thông tư 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ TNMT cũng quy định về việc doanh nghiệp phải tiến hành ký quỹ để phục hồi môi trường

     Tại Chương IV quy định về xác nhận hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường theo đó Tổ chức, cá nhân sau khi đã hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ nội dung cải tạo, phục hồi môi trường theo Đề án hoặc Đề án bổ sung được phê duyệt thì lập Báo cáo hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường  đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận

    Đối với doanh nghiệp không hoàn thổ sau khai thác sẽ bị xử lý cụ thể như thế nào thưa LS?

    LS Tạ Anh Tú: Xử phạt vi phạm hành chính:  áp dụng nghị định Số 155/2016/NĐ-CP  ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ về Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

    Xử lý hình sự theo quy định của bộ luật hình sự

    Điều 32. Vi phạm các quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản

    1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ một trong các nội dung trong phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định.

    2. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có xác nhận hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định.

    3. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không có phương án cải tạo, phục hồi môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

    4. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc từng giai đoạn hoạt động hoặc khi kết thúc hoạt động khai thác khoáng sản theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt.

    5. Hình thức xử phạt bổ sung:

    Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với các vi phạm quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều này.

    6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc phải thực hiện lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

    b) Buộc phải thực hiện đúng, đầy đủ nội dung cải tạo, phục hồi môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

    c) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;

    d) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại Điều này.

    Theo LS, trường hợp doanh nghiệp chưa hoàn thổ sau hơn chục năm khai thác mà hiện tại lại xin mở rộng khai thác khoáng sản theo quy định có được cấp phép tiếp hay không? Nếu cấp phép thì việc hoàn thổ các mỏ trước đó thực hiện như thế nào?

    LS Tạ Anh Tú: Vẫn có thể cấp phép  tiếp  cho doanh nghiệp nếu DN hoạt động hiệu quả và mang lại nguồn lợi cho địa phương và cho chính doanh nghiệp và doanh nghiệp đã khắc phục môi trường theo quy định. Tuy nhiên, để được xem xét cấp tiếp cần yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật và của địa phương  về vấn đề môi trường.

    Xin cảm ơn Luật sư!

    Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin tới bạn đọc.

    Tuấn Dũng

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bai-4-khai-thac-dat-set-khong-hoan-tho-co-the-bi-xu-ly-hinh-su-a198898.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan