+Aa-
    Zalo

    Bài học sâu sắc để nắm giữ số mệnh, giá trị bản thân mạnh mẽ

    ĐS&PL Mỗi người đều có một giá trị. Bạn hãy chọn ở bên cạnh người hiểu giá trị và nâng niu giá trị của bạn. Để nâng cáo giá trị cá nhân, lòng tự trọng, sự nỗ lực rất quan trọng

    Mỗi người đều có một giá trị. Bạn hãy chọn ở bên cạnh người hiểu giá trị và nâng niu giá trị của bạn. Để nâng cáo giá trị cá nhân, lòng tự trọng, sự nỗ lực rất quan trọng

    Bài học về giá trị bản thân

    Trong một thiền viện cổ trên núi cao, có một vị thiền sư già nổi tiếng là người đức hạnh, trí tuệ và nhân từ, ông nhận nuôi những đứa trẻ mồ côi, cho ăn học và dạy dỗ nên người.

    Một ngày nọ, vị thiền sư đi ngang qua dãy nhà bếp thì thấy cậu học trò đang đun nước nhưng mặt mày đăm chiêu, ông bèn vào hỏi sự tình, hóa ra cậu học trò ngày ngày đi xuống núi gánh nước, đi chợ gặp nhiều người ác ý trêu cười, giễu cợt nên về suy nghĩ. Cậu học trò hỏi: “Thưa thầy, rốt cuộc thì điều gì là quý giá nhất trong cuộc đời mỗi người ạ?”.

    Vị thiền sư chỉ tay ra tảng đá nhỏ trước sân bảo: “Ngày mai, con hãy vác hòn đá kia xuống chợ bán. Nếu như có người hỏi, con đừng nói gì mà giơ lên một ngón tay. Nếu như họ có trả giá, con cũng không bán mà lại vác về đây, ta sẽ nói cho con biết, đời người điều gì là quý giá nhất!”.

    Sáng hôm sau, cậu học trò khệ nệ vác tảng đá xuống chợ rao bán. Cho đến trưa một người phụ nữ luống tuổi đi tới và hỏi cậu học trò bán hòn đá bao nhiêu. Cậu học trò giơ một ngón tay, người phụ  nữ hỏi: “1 đồng hả”, cậu học trò lắc đầu, “Vậy là 10 đồng hả, thôi được bán cho ta, ta mang về để nén bánh giầy”, người phụ nữ nói. Nhưng nhớ lời thầy dặn nên cậu học trò không bán mà lại ôm về.

    Cậu học trò vội chạy về nói với vị thiền sư: “Thưa thầy, có người trả 10 đồng cho hòn đá này. Bây giờ, người có thể nói cho con biết đời người điều gì là giá trị nhất chưa ạ?”.

    Vị thiền sư nói: “Đừng vội! Sáng mai, con hãy ôm tảng đá này tới trước cửa nhà bảo tàng bán. Nếu có người hỏi, con cứ giơ một ngón tay lên. Nếu như họ trả giá, con đừng bán mà lại ôm đá về. Sau đó chúng ta sẽ nói chuyện tiếp!”.

    Sáng hôm sau, cậu học trò lại hào hứng ôm tảng đá đến trước nhà bảo tàng ngồi bán. Một người đàn ông hỏi cậu bé bán hòn đá giá bao nhiêu, cậu bé lại giơ một ngón tay, người đàn ông nói luôn: “100 đồng hả, vậy ta mua luôn, hòn đá này rất hợp để ta tạc tượng thần”. Cậu học trò sững sờ nhưng không dám bán mà ôm hòn đá chạy một mạch về, chạy vào hổn hển nói với thiền sư: “Thầy ơi, sợ quá, có người trả con 100 đồng để mua hòn đá này. Bây giờ, sư phụ đã nói cho con biết được chưa?”.

    Vị thiền sư cười lớn rồi bảo: “Ngày mai con hãy mang tảng đá này đến cửa hiệu đồ cổ bán. Nhớ lời của ta, đừng bán mà hãy mang nó về. Lúc ấy, ta nhất định sẽ nói cho con biết đời người điều gì là giá trị nhất”.

    Sáng hôm sau, cậu học trò lại ôm hòn đá đi, đến đúng cửa hàng đồ cổ. Người chủ cửa hàng sau khi xem xét xong thì nói: “Đây là bảo thạch ngàn năm không gặp, cậu định bán bao nhiêu tiền?”. Cậu học trò lại giơ một ngón tay lên, người chủ cửa hàng đồ cổ hỏi: “1.000 đồng?”, cậu học trò trợn mắt lắc đầu, chủ cửa hàng lại nói: “10.000 đồng hả, bán cho ta đi, ta muốn có báu vật này”. Cậu học trò quá sợ hãi, ôm hòn đá lập cập chạy về.

    Vị thiền sư cầm hòn đá ném xuống sân vỡ tan rồi nói: “Thực ra, ta không phải có ý định bán hòn đá này. Ta sở dĩ bảo con làm như vậy là vì muốn dạy con biết được giá trị của bản thân mình mà thôi. Cho dù con ở nơi đâu, cùng là con, nhưng có người sẽ nâng con lên rất cao và có người lại trêu cười, giễu cợt mà hạ con xuống rất thấp. Một vật chỉ có giá trị khi được đặt trước mặt người hiểu được giá trị của nó. Vì thế, điều quý giá nhất trong cuộc đời là con có thể nắm giữ được số mệnh và quyết định được giá trị của bản thân mình”.

    Lòng tự trọng vô giá

    Chuyện kể rằng, một doanh nhân giàu có ở New York thấy một người đàn ông trông rất nghèo khổ, quần áo cũ rách, bán bút chì ven đường, thương tình, bỏ lại 1 USD rồi rời đi.

    Đi được vài bước, vị doanh nhân chợt nhận thấy mình làm như vậy là không ổn, liền quay lại chỗ người bán bút, nhặt vài cái bút, xin lỗi và giải thích rằng, ông ta vừa rồi quên không lấy bút, mong người bán bút đừng để bụng. Vị doanh nhân nói: "Anh và tôi đều là doanh nhân, anh có hàng để bán, mỗi chiếc bút đều ghi rõ giá".

    Ảnh minh họa

    Thời gian sau, trong một bữa tiệc tối, một doanh nhân ăn mặc lịch sự đi tới bắt tay vị doanh nhân New York và tự giới thiệu: "Có thể ngài đã quên tôi, tôi cũng không hề biết tên của ngài, nhưng tôi mãi mãi không bao giờ quên ngài, bởi ngài chính là người đã khiến tôi lấy lại sự tự trọng và tự tin. Trước khi gặp ngài, tôi luôn nghĩ rằng, mình chỉ là một gã nghèo khó bán bút chì và chính ngài đã bảo cho tôi biết rằng, tôi cũng là một doanh nhân".

    Vị doanh nhân New York không hề ngờ rằng chỉ một câu nói đơn giản của mình đã khiến người đàn ông khốn khổ đó tái lập sự tự tin, nỗ lực hết mình để đạt được thành quả như bây giờ.

    Câu chuyện cho chúng ta thấy, ai cũng mong muốn mình có được sự tôn trọng. Khi người bán bút chì nghèo khổ thiếu thốn tiền bạc, thiếu thốn sự tôn trọng thì vị doanh nhân New York lại tôn trọng anh ta, giúp anh ta tái lập lại lòng tự trọng, lấy lại sự tự tin, từ đó dần dần đi đến thành công.

    Trong đời sống kinh doanh, có biết bao nhà khởi nghiệp thất bại, có biết bao người thất nghiệp, có biết bao người tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm… Tất cả do đâu?

    "Chúng ta đều là thương gia". Cần định vị đúng vị trí của bản thân, bởi lòng tự trọng là vô giá.

    Nam Anh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bai-hoc-sau-sac-de-nam-giu-so-menh-gia-tri-ban-than-manh-me-a221914.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan