+Aa-
    Zalo

    Bạn không thể ngờ với tác dụng của 15 thảo dược chữa ung thư hiệu quả

    • DSPL
    ĐS&PL Những loại thảo dược và gia vị quen thuộc, dễ tìm trong đời sống hằng ngày có tác dụng chữa bệnh ung thư hiệu quả.

    Cuộc sống càng hiện đại thì tỉ lệ người mắc bệnh ung thư ngày càng cao. Vậy những loại thảo dược và gia vị quen thuộc, dễ tìm trong đời sống hằng ngày có tác dụng chữa ung thư hiệu quả là gì? 

    1. Hạ khô thảo

    Hạ khô thảo là một vị thảo dược xuất hiện nhiều ở một số tỉnh miền núi phía Bắc ở nước ta như Sa Pa, Tam Đảo, Hà Giang… Loại cây này có tên khoa học là Prunella vulgaris L. thuộc họ hoa môi. 

    Theo đông y, hạ khô thảo có vị cay, đắng, tính hàn có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, hạ huyết áp. Đây cũng là một vị thuốc được dùng phổ biến trong dân gian để giúp thông tiểu và chữa lành vết thương,… rất hiệu quả. Bộ phận của cây dùng để làm thuốc là hoa.

    Các nghiên cứu hiện đại và thí nghiệm lâm sàng cho thấy loại thảo dược này có tác dụng chữa bệnh ung thư, nhất là ung thư trực tràng và ung thư tụy. Ngoài ra, hạ khô thảo còn có tác dụng chữa viêm gan virus, sưng tuyến giáp, trị lao và viêm màng phổi thấu, mắt đỏ sưng đau…
    Khi dùng hạ khô thảo để chữa bệnh, người dùng sử dụng liều lượng khoảng từ 10-50g.
    Lưu ý: đối với những người bị âm hư, ăn uống kém thì không nên sử dụng.

    2. Ý dĩ


    Còn gọi là: Bo bo, dĩ mĩ, ý dĩ nhân (nhân đã loại bỏ vỏ, được phơi hay sấy khô). Theo đông y, ý dĩ có vị ngọt nhạt tính hơi hàn, vào tỳ phế, và vị, có tác dụng thanh nhiệt, bài mủ, sát trùng. Các bài thuốc từ hạt ý dĩ có tác dụng trị viêm ruột ỉa chảy, bạch đới; phong thấp sưng đau; loét dạ dày, loét cổ tử cung; mụn cóc, eczema. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.

    Ứng dụng lâm sàng cho thấy loại thảo dược này có tác dụng trị ung thư phổi, dạ dày, ruột và tử cung. Chữa tiểu tiện bất lợi, thủy thũng, cước khí, tỳ hư thấp tà, phong thấp tê, đau gân mạch co rút, trị nhọt ở phổi, rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ, mụn cơm, mụn có mủ ở phổi, ho gà…

    3. Cây diếp cá


    Rau diếp cá phổ biến trong dân gian không chỉ được sử dụng làm một loại rau thơm mà còn có rất nhiều công dụng trị bệnh. Cây diếp cá có vị đắng, hơi hàn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, chống viêm rất tốt. Các bài thuốc từ loại cây này được sử dụng khá phổ biến dùng để chữa nhiều căn bệnh như chữa tiểu dắt, đau mắt đỏ,… đặc biệt là chữa bệnh trĩ (dân gian gọi là bệnh lòi dom).

    Các ứng dụng lâm sàng cho thấy tác dụng của cây rau diếp cá đối với bệnh ung thư là có thể dùng để chữa bệnh ung thư phổi, đau phổi cấp, phế nhiệt sinh ho, nhiều đờm đặc, tổ đỉa… Ngày dùng từ 10-30g theo hình thức sắc nước uống.

     4. Bồ công anh

    Loại cây này còn có tên gọi là hoàng hoa địa đinh, là một vị thảo dược được sử dụng phổ biến trong đông y dùng để trị mụn nhọt, đau mắt đỏ, viêm tuyến sữa,.. rất tốt. Không khó để gặp loại thảo dược này ở bất cứ đâu, nhất là tại các vùng núi như Tam Đảo, Sa Pa, Đà Lạt…

    Bồ công anh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán kết, lợi tiểu còn được nghiên cứu cho thấy có tác dụng trong việc điều trị ung thư phổi, dạ dày và ung thư thực quản.

     5. Cây dừa cạn 


    Trong cuộc phỏng vấn với PV Infonet, Bác sĩ Phạm Đình Tuần – Khoa Nội Trung tâm Y tế lao động Bộ Nông nghiệp và PT NTb cho biết dừa cạn (Cathanrathus Roseus G.Don, Apocinaceae) mọc và được trồng rất phổ biến ở Madagasca, Việt Nam…

    Cây có chứa các hoạt chất: vinblastine, vincristine. Là những hoạt chất có giá trị kinh tế cao: Vinblastine có giá 1.000.000 USD/kg,Vincristine có giá 2.000.000 USD/kg. Các hoạt chất này được sử dụng để điều trị ung thư bạch cầu, ung thư tinh hoàn, ung thư vú, ung thư phổi, sarcoma Kaposi(Crag et Newman, 2005).

    Theo kinh nghiệm dân gian ở Việt Nam và Trung Quốc, có nơi dùng thân và lá phơi khô sắc uống để thông tiểu tiện, chữa bệnh đi tiểu đỏ, tiểu ít và làm thuốc điều kinh. Ở nam châu Phi, người dân dùng trị bệnh đái tháo đường. Có nơi dùng chữa tiêu hóa kém và lỵ.
    Các nhà khoa học đã nghiên cứu chiết xuất từ cây dừa cạn hai alkaloid Vinblastin và Vincristin, là những chất ức chế mạnh sự phân bào. Các alkaloid này liên kết đặc hiệu với Tubulin, là protein ống vi thể ở thoi phân bào, phong bế sự tạo thành các vi ống này và gây ngừng phân chia tế bào ở pha giữa. Ở nồng độ cao, thuốc diệt được tế bào, còn ở nồng độ thấp làm ngừng phân chia tế bào.

    Ngoài ra cao dừa cạn còn có tác dụng hạ huyết áp, ngăn cản sự phát triển của thai trên động vật mang thai và kháng một số chủng nấm gây bệnh.
    Tuy nhiên, bác sĩ Tuần cho biết để sử dụng cây dừa cạn hiệu quả thì không nên phơi trực tiếp ngoài trời nắng to. Có thể sao theo nguyên tắc âm can của Đông Y hoặc nếu phơi nên chọn trước lúc 9h sáng vào mùa hè và 11h trưa vào mùa đông vì hầu hết các Alkaloid từ thực vật không bền vững bởi ánh sáng và nhiệt độ cao.

    Nếu tự ý dùng theo kiểu dân gian mà phơi nắng cho khô hay kiểu ninh thuốc Bắc thì thực tế các chất mà họ kỳ vọng có hiệu quả chắc chắn sẽ bị phân hủy hết.

    6. Cây Lô hội


    Lô hội (nha đam) từ lâu đã được dùng phổ biến trong làm đẹp và là vị thuốc dân gian chữa trị nhiều bệnh như các bệnh về đường tiêu hóa, chữa bỏng, thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, trị mụn, làm đẹp da,…
    Các nghiên cứu khoa học còn chứng minh lô hội có tác dụng vượt trội và là một trong các loại thảo dược quan trọng trong việc điều trị bệnh ung thư hiện nay. Tất cả là nhờ trong thành phần của cây có chứa các chất bao gồm: chất anthraquinone chống lại bệnh ung thư, các chất tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể là acemannan, polysaccharide mannose, chất chống oxy hóa, kháng sinh tự nhiên… Theo nghiên cứu, chất acemannan có trong gel lô hội có khả năng tăng cường hệ miễn dịch bằng cách trực tiếp tấn công các tế bào gây ung thư để tiêu diệt chúng và giúp  tăng cường hoạt động của các đại thực bào góp phần chữa bệnh ung thư. Nghiên cứu đã chỉ ra acemannan có thể kích thích các tế bào miễn dịch ở chuột để tạo ra các cytokine (protein giết chết ung thư).

    7. Cây hương thảo


    Cây hương thảo là loại thảo mộc Địa Trung Hải thuộc họ gỗ, có tính nồng, thuộc nhóm lá kim và là nguồn cung cấp chất chống ôxy hóa dồi dào. Hương thảo có thể giúp giải độc, thay đổi mùi vị, chữa khó tiêu, đầy hơi và các vấn đề tiêu hóa khác, trị chứng mất cảm giác ngon miệng. Bạn có thể sử dụng nó để thêm hương vị cho các món súp, nước sốt cà chua, bánh mỳ và các loại thực phẩm giàu protein như thịt gia cầm, thị bò, thịt cừu. Hoặc uống 3 tách trà làm từ lá hương thảo mỗi ngày để tăng cường sức khỏe cho mình.

    8. Bạc hà


    Bạc hà đã được sử dụng hàng ngàn năm nay như một phương thuốc trợ giúp tiêu hóa để giảm bớt khí, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy do có chứa một hoạt chất có tên là peppermint. Chất Chất peppermint còn có thể giúp hạn chế các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích và ngộ độc thực phẩm, làm dịu các cơn co dạ dày và cải thiện dòng mật, cho phép thực phẩm đi qua dạ dày nhanh hơn.

    Nếu việc điều trị ung thư của bạn gây nên một số rối loạn dạ dày, hãy thử uống một tác trà bạc hà. Vấn đề này sẽ được cải thiện rõ rệt. Nếu có thể, hãy uống 1 tách trà bạc hà mỗi ngày để tăng cường hệ thống miễn dịch.

    9. Hoa cúc



    Hoa cúc được cho là có thể làm thuốc và đã được sử dụng trong suốt thời kỳ dài để điều trị một loạt các vấn đề như: chữa chứng mất ngủ; phòng ngừa và điều trị loét miệng do hóa trị và xạ trị; kiểm soát các vấn đề về tiêu hóa, bao gồm cả co thắt dạ dày; giúp giảm co thắt cơ bắp, đặc biệt là các cơ trơn của ruột.

    10. Hạt tiêu


    Hạt tiêu đen có chứa một hợp chất hoạt tính sinh học tương tự như capsaicin được gọi là piperine. Chất này giúp gây ra quá trình chết tế bào hư hỏng (apoptosis), có thể ngăn ngừa sự hình thành khối u từ xa. Đặc biệt, hoạt chất này kết hợp với hợp chất curcumin trong nghệ tạo nên vũ khí chống ung thư tuyệt vời.

    Nghiên cứu của trường Đại học Dalhousie ở Halifax, Nova Scotia phát hiện, dùng hạt tiêu làm gia vị trong các bữa ăn có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư ruột kết, đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy hoạt chất piperine có thể có hữu ích trong điều trị ung thư đại tràng.

    Nghệ được xem là một trong những "thần dược" chữa bệnh nhờ tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của nó, nhưng theo TS Mỹ Josh Axe, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng nghệ phát huy tác dụng hiệu quả nhất nếu nó kết hợp với tiêu đen. Bởi chất piperine trong tiêu đen có tác dụng giúp cơ thể hấp thu các lợi ích từ nghệ.

    11. Tỏi



    Tỏi thuộc lớp allium trong các loại cây thuộc họ hành tỏi, bao gồm hẹ, tỏi tây, hành tây, hẹ tây và hành lá. Tỏi có hàm lượng lưu huỳnh cao và cũng là một nguồn cung cấp các loại chất arginine, oligosaccharide, flavonoid, và selen tất tốt. Chúng đều là các hợp chất có lợi cho sức khỏe. Tỏi có hợp chất hoạt tính, được gọi là allicin, tạo ra rùi đặc trưng và tiết ra khi tép tỏi được cắt nhỏ, nghiền nát hay có khi là bị hỏng.

    Một số nghiên cứu cho thấy, ăn tỏi tăng làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày, đại tràng, thực quản, tuyến tụy và vú. Tỏi còn có thể chống lại bệnh ung thư thông qua nhiều cơ chế, kể cả bằng cách ức chế nhiễm trùng do vi khuẩn và sự hình thành các chất gây ung thư, thúc đẩy việc sửa chữa DNA, và gây chết tế bào. Tỏi cũng hỗ trợ cai nghiện và có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch và giúp giảm huyết áp. 

    12. Gừng


    Gừng từ lâu đã được sử dụng trong Y học dân gian để điều trị rất nhiều loại bệnh, từ cảm cúm đến táo bón. Việc sử dụng gừng tươi và các chế phẩm từ gừng, ngoài việc giúp chống buồn nôn còn có một số ích lợi đối với giảm khó chịu vùng bụng khi điều trị ung thư. Vì thế, bạn hãy tạo thói quen cho mình bằng sử dụng 1/8 muỗng cà phê bột gừng hoặc một muỗng canh gừng tươi mỗi ngày nhé.

    13. Ớt

    Ớt có chứa capsaicin, một hợp chất có tác dụng giảm đau. Khi capsaicin được bôi tại chỗ ngoài da, nó phát ra một hóa chất gọi là chất P. Sau khi tiếp tục sử dụng, lượng chất P cuối cùng được sản xuất trong vùng da đó giảm dần, giúp giảm đau trong vùng được bôi. Vì vậy, nếu bạn bị đau và muốn tận dụng tác dụng của ớt, hãy thử hỏi bác sĩ về việc kê đơn một loại kem có chứa capsaicin. Loại kem này đã cho thấy kết quả tích cực khi điều trị đau thần kinh (đau nhói, đau bất chợt theo dây thần kinh) sau phẫu thuật ung thư.

    14. Nghệ


    Nghệ là một loại thảo dược thuộc họ gừng, là một trong các thành phần làm ra các loại cà ri vàng, tạo ra hương vị đặc biệt cho loại cà ri này. Curcumin là hợp chất có trong nghệ, chứng minh khả năng chống ôxy hóa và chống viêm, có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh ung thư.

    Hiện nay, các nhà khoa học đã chứng minh rằng, tinh chất curcumin có trong nghệ có khả năng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư như ưng thư đại tràng, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú và ung thư da.

     15. Mật ong

    Mật ong được coi là một “thần dược” từ tự nhiên có tác dụng chữa trị rất nhiều căn bệnh và được tin dùng như một vị thuốc phổ biến từ xa xưa. Trong mật ong có chứa rất nhiều thành phần dưỡng chất, các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể được dùng làm thuốc bổ, làm đẹp và chữa bệnh. Đặc biệt, trong mật ong còn có chứa các chất chống oxy hóa, khả năng kháng khuẩn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại quá trình lão hóa tự nhiên. Các nghiên cứu khoa học cho thấy mật ong có tác dụng ngăn chặn tế bào ung thư phát triển, ngăn chặn sự di căn của ung thư.

     Hằng Thanh (T/H)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ban-khong-the-ngo-voi-tac-dung-cua-15-thao-duoc-chua-ung-thu-hieu-qua-a203149.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan