+Aa -
    Zalo

    Bản lĩnh Việt Nam

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, dân tộc ta đã bao phen đương đầu với thiên tai, địch họa. Ngọn lửa chống ngoại xâm hung bạo hàng nghìn năm phong kiến phương bắc, hàng trăm năm chống thực dân, đế quốc, khi âm ỉ, lúc rừng rực cháy, đã hun đúc nên ý chí, bản lĩnh con người Việt Nam.

    Từ Đinh, Lý, Trần, Lê đến thời đại Hồ Chí Minh rạng rỡ cho tới hôm nay, hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta, dân tộc ta vượt qua muôn trùng gian nan, thử thách, làm nên những chiến công vĩ đại chính là nhờ lòng yêu nước, nhờ bản lĩnh, ý chí Việt Nam. Trong những thời khắc lịch sử hệ trọng, thiêng liêng nhất của lịch sử, một tiên đoán, một quyết định tài tình eó thể làm thay đổi cuộc đời, số phận của cả một dân tộc. Quyết định sáng suốt, kịp thời sẽ nâng Con Người lên với sức mạnh siêu phàm Phù Đổng Thiên vương, hoặc ngược lại sẽ mãi mãi là cậu bé Làng Gióng ba tuổi. Trong thế kỷ XX người Việt Nam ghi lòng tạc dạ những thời khắc ấy: Ngày 3/2/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và 15 năm sau rung trời tiếng sấm Tháng Tám. Chính quyền Việt Nam non trẻ ra đời, khó khăn chồng chất ví như ngàn cân treo sợi tóc, nhưng sợi tóc đã không đứt. Rồi đến toàn quốc kháng chiến, bản lĩnh Việt Nam thể hiện ở tinh thần “cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

    ban linh viet nam dspl 1

    Đến chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975), người dân đất nước xứ nhiệt đới này đã vươn vai Phù Đổng trong thời đại mới.

    Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo bắt đầu từ năm 1986 phất lên ngọn cờ đoạn tuyệt những gì cũ kỹ, lạc hậu, tàu ra biển lớn trên hải trình mở cửa, hội nhập toàn cầu. Đáng ghi nhận nhất bản lĩnh Việt Nam trong giai đoạn này là khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ. Cơn địa chấn chính trị tác động rất lớn đến Việt Nam. Với sự tỉnh táo, dày dạn kinh nghiệm của một đảng cách mạng chân chính, chúng ta nhận thức rằng, đây là sụp đổ của một mô hình với nhiều sai lầm, khuyết tật, chứ không phải sụp đổ một học thuyết cách mạng và khoa học. Trước những chao đảo của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, chúng ta kiên định con đường đi tới, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Đến nay, tròn 30 năm sau cơn “địa chấn” ấy, loài người đã có độ lùi để bình tĩnh nhìn lại, điều mà các nhà phân tích thường nói là “thức tỉnh chính trị”. Và chúng ta nhận thấy, những nhận định của Đảng ta ở thời điểm đó là khách quan, khoa học. Giờ đây, sau những mất mát, nước Nga từng một thời là thành trì hòa bình của loài người đã gượng dậy và đã khôi phục, đổi mới nền kinh tế, phát triển khoa học công nghệ, bởi đất nước này có trong tay kho vàng lớn nhất là người dân Nga anh hùng, thông minh, lao động không mệt mỏi. Còn dân, còn nước, nước là nước của dân. Lịch sử dù phải đi những con đường quanh co, nhưng cuối cùng sẽ đến đích đó là giàu mạnh cho đất nước, hạnh phúc cho con người.

    ban linh viet nam dspl 2

    Xuân Nhâm Dần gõ cửa. Tôi muốn nói nhiều hơn về ngày hôm nay và người hôm nay. Chúng ta vừa đi qua một năm đầy cam go, thử thách. Có thể gọi đấy là năm chống giặc Covid-19 kinh hoàng nhất. Nh.n lại năm 2021, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những thiên thần áo trắng hối hả lên đường, bất kể thời gian, thời tiết nóng hay lạnh, bất kể địa bàn, miền núi hay miền xuôi, phía Nam hay phía Bắc.

    “Làn sóng dịch thứ tư” bùng phát và lan nhanh khắp các tỉnh, thành phố. Thiệt hại nặng nề nhất là thành phố Hồ Chí Minh, “cái vầng sáng bồn chồn thương nhớ”, điểm hẹn hòa bình trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đến cuối năm vừa qua, cơn b.o Covid đ. khiến cho hơn một triệu người dân đất Việt bị nhiễm bệnh, và hơn 23 ngh.n người vĩnh viễn ra đi, hơn 2.600 trẻ mồ côi. Lần đầu tiên chúng ta đau xót tổ chức một Lễ cầu siêu cho hàng vạn người tử vong v. dịch bệnh, mong cho linh hồn người ra đi siêu thoát và nói với người đang sống: Hy đừng bao giờ quên sự may mắn, nghĩa vụ, trách nhiệm của những người đang sống!

    ban linh viet nam dspl 3

    Nhưng chính trong lúc này, khi những ngọn gió tươi non nhẹ thổi trên cành bàng lá đỏ, cánh én dặt d.u không trung lô xô mây sáng, tôi bỗng nhớ đến những câu hát ra đời từ Xuân ấy sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Rồi dặt d.u mùa xuân theo énvề/Mùa b.nh thường mùa vui nay đ. về/Mùaxuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên… Bài hát Mùa xuân đầu tiên nhạc sĩ, nhà thơ lớn Văn Cao viết vào mùa xuân Bính Th.n, 1976 - mùa xuân đầu tiên đất nước thống nhất, Nam Bắc sum họp một nhà. Mùa xuân đầu tiên sau 21 năm cả dân tộc kiên cường đánh Mỹ. Những binh đoàn gánh sông núi trên vai mà đánh giặc. Mùa xuân đầu tiên sau hàng thế kỷ đất nước Việt Nam ch.m trong khói lửa chiến tranh. Mùa xuân đầu tiên con người đứng thẳng trên mảnh đất hoàn toàn tự do độc lập.

    “từ đây người biết yêu người, từ đây ngườibiết thương người”. Đó chính là bản lĩnh người chiến thắng. Đất nước hòa bình, thống nhất, nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Sau Đại hội Đảng lần thứ XIII, trong bài viết quan trọng nhân kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Bác Hồ: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa x. hội ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Đảng lãnh đạo và cầm quyền,trong khi xác định phương hướng chính trị và đề ra quyết sách, không thể chỉ xuất phát từ thực tiễn của đất nước và dân tộc mình, mà còn phải nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm từ thực tiễn của thế giới và thời đại. Trong thế giới toàn cầu hoá như hiện nay, sự phát triển của mỗi quốc gia - dân tộc không thể biệt lập, đứng bên ngoài những tác động của thế giới và thời đại, của thời cuộc và cục diện của nó”.

    Bản lĩnh của một Đảng cầm quyền thể hiện ở chỗ, luôn hướng tới mục tiêu duy nhất là vì đất nước phát triển, vì hạnh phúc của nhân dân, trung thành và sáng tạo, biết đứng lên vai những người khổng lồ. Ta học cái hay, cái tinh túy để rồi vạch đường đi cho mình, kiến tạo hiện thực chứ không chỉ chiêm nghiệm. “Tài tri vô tự thị chân Kinh” (Kinh không còn chữ mới là chân Kinh – Nguyễn Du). Đảng làm nên sức mới khi biết dựa vào Dân, Dân tin Đảng, Đảng vì Dân, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn. Điều này hợp quy luật tồn tại của một chính thể, một tổ chức, như cây đến mùa thay lá úa bằng những non tơ và xôn xao lộc biếc đầu cành. Ba nhiệm kỳ Đại hội Đảng XI, XII, XIII, Trung ương đều dành Hội nghị lần thứ Tư để bàn chuyện tự soi, tự sửa mình. Con số 4 nhắc nhở nhiều điều về sự thanh tẩy, sự tăng cường sức đề kháng trong cơ thể. Viết đến đây, chợt nhớ câu Nam Cao viết trong Sống mòn: “Thế kỷ sau sẽ lọc máu chúng ta trong trẻo lại. Nhưng tại sao ta lại không thể nghĩ đến chuyện lọc máu ta ngay từ bây giờ”.

    ban linh viet nam dspl 4

    Nghị quyết Trung ương 4 lần này có thêm nhiều điểm mới, trong đó nhấn mạnh, xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với hệ thống chính trị; chống tham nhũng gắn với chống tiêu cực. Đi liền với các chủ trương lớn là những quy định cụ thể về nêu gương, về 19 điều đảng viên không được làm, về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ… Đó có thể coi là bước “luật hóa” đường lối, chủ trương của Đảng. Hơn ai hết, đảng viên, nhất là những người quyền cao chức lớn phải là một công dân gương mẫu thượng tôn pháp luật, luật của nước và “luật” của Đảng. Đó là cách tốt nhất để những ai đó đang sa lầy trên vũng lầy tham, sân, si tự nhắc mình; là lá chắn để quan tham không thể, không dám tham nhũng. Đương nhiên, luật pháp dù cụ thể, chi tiết đến mấy cũng không thể phủ kín mọi ngóc ngách đời sống. Cho nên càng cần thiết hơn là đạo đức, lương tâm, danh dự của mỗi cán bộ trong bộ máy công quyền.

    “Mùa bình thường, mùa vui đã về”. Vui vì những gì ta đã gắng gỏi, đã vượt qua, đã tìm thấy sự phục hồi sau cuộc chiến không cân sức với cơn bão dịch. “Bình thường mới” hay còn cách nói khác là đứng dậy, lấy đà sau cú ngã. Từ cuối tháng 10, nền kinh tế nước ta đã có dấu hiệu hồi phục. Theo các nhà nghiên cứu kinh tế, GDP năm 2021 có thể giữ được tốc độ tăng trưởng dương (khoảng 2% - 2,5%). Tuy đó là mức thấp nhất từ hơn 10 năm qua, nhưng vẫn là dấu hiệu khả quan khi trên thế giới nhiều nền kinh tế suy giảm sâu, mức độ “tăng trưởng” dưới 0. Năm tới, quá trình phục hồi kinh tế có thể diễn ra theo nhịp độ khác nhau, thể hiện qua mô hình đồ thị tăng trưởng GDP theo hình các chữ V, U, hay L. Nhưng dù theo phục hồi theo mô hình “chữ” nào thì cũng đòi hỏi phải kiểm soát thật tốt dịch bệnh, đưa các doanh nghiệp vào hoạt động có hiệu quả. Trong đó, lao động luôn là tài sản lớn của doanh nghiệp. Lao động cũng là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tái khởi động các kế hoạch phục hồi nền kinh tế, hướng đến tầm nhìn xa hơn đến giữa thế kỷ này, Việt Nam trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

    Và mùa xuân lại đến, đúng hẹn, náo nức, mê say. Niềm vui xuân này là niềm vui đón đợi. Niềm vui khi sức mạnh dân tộc, lòng yêu nước, nhân nghĩa tiếp tục được đắp bồi qua gian khó. Niềm vui ý chí, bản lĩnh Việt Nam đã thêm một lần tỏa sáng. Âu cũng là cái mới trong cái bình thường, cái vĩnh hằng của mùa xuân đất nước

    Tùy bút của Hải Đường

    Bài đăng trên Tạp chí Đời sống& Pháp luật số Tết Nhâm Dần 2022

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ban-linh-viet-nam-a526927.html
    Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán với Cộng đồng người Việt tại Ba Lan

    Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán với Cộng đồng người Việt tại Ba Lan

    Ca dao, tục ngữ Việt nam có câu: “Dù ai buôn bán nơi đâu - Nhớ đến ngày Tết rủ nhau mà về.” Lại cũng có câu rằng: “Đi đâu mặc kệ đi đâu - Đến ngày giỗ Tết phải mau mà về.” Quả đúng như vậy, mỗi dịp tết đến, xuân về không chỉ người dân Việt Nam ở trong nước mà cộng đồng người Việt xa tổ quốc dù ở khắp năm châu, bốn bể, xa xôi ngàn dặm cũng đều hướng về quê hương, đất nước, hướng về cái Tết quê nhà.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán với Cộng đồng người Việt tại Ba Lan

    Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán với Cộng đồng người Việt tại Ba Lan

    Ca dao, tục ngữ Việt nam có câu: “Dù ai buôn bán nơi đâu - Nhớ đến ngày Tết rủ nhau mà về.” Lại cũng có câu rằng: “Đi đâu mặc kệ đi đâu - Đến ngày giỗ Tết phải mau mà về.” Quả đúng như vậy, mỗi dịp tết đến, xuân về không chỉ người dân Việt Nam ở trong nước mà cộng đồng người Việt xa tổ quốc dù ở khắp năm châu, bốn bể, xa xôi ngàn dặm cũng đều hướng về quê hương, đất nước, hướng về cái Tết quê nhà.