+Aa-
    Zalo

    Bao giờ mới lại có Thương xá Tax?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Vì sao một Thương xá Tax xưa cũ lại khiến Sài Gòn nhộn nhịp đổi thay tiếc nuối mãi không thôi dù đã có bao nhiêu trung tâm thương mại "tân thời" hơn mọc lên?

    (ĐSPL) - Vì sao một Thương xá Tax xưa cũ lại khiến Sài Gòn nhộn nhịp đổi thay tiếc nuối mãi không thôi dù đã có bao nhiêu trung tâm thương mại "tân thời" hơn mọc lên?

    134 năm vẫn không... cũ

    Được xây dựng từ năm 1880 và khai trương vào năm 1924 với tên gọi ban đầu là “Grands Magasins Charner” (đến năm 1960 mới đổi tên là Thương xá Tax). Khi đó, Thương xá Tax là niềm tự hào của Sài Gòn được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông của Châu Á. Với lối kiến trúc đặc trưng của Pháp, Thương xá Tax là trung tâm thương mại (TTTM) phục vụ nhu cầu mua hàng cao cấp đầu tiên ở Việt Nam với phong cách phục vụ đẳng cấp.

    Trải qua 134 năm, ngày 25/9/2014, Thương xá Tax đóng cửa, khép lại quãng thời gian tồn tại huy hoàng. Hơn 230 tiểu thương buôn bán ở đây đã ngừng kinh doanh và bàn giao lại mặt bằng. Thay thế cho Thương xá Tax lừng lẫy một thời là tuyến Metro số 1 TP.HCM.

     

    Đằng sau sự lưu luyến dành cho Thương xá Tax

    Vẫn biết "vận đổi sao rời", ở một thành phố nặng động như Tp.HCM, việc đập cũ xây mới vốn dĩ là chuyện hết sức bình thường. Thế nhưng, Thương xá Tax trong những ngày cuối cùng lại nhận được sự nuối tiếc mãi không thôi của người Sài Gòn.

    Phải chia tay với Thương xá Tax, người Sài Gòn đều cảm thấy bâng khuâng, xao xuyến như vĩnh biệt người thân. Nhiều người Sài Gòn từ già, trẻ, lớn, bé đều đổ về đây để mua những món hàng cuối cùng, để chụp ảnh lưu lại kỷ niệm về một Thương xá Tax gắn liền với thời ấu thơ.

     

    Đằng sau sự lưu luyến dành cho Thương xá Tax

    Sự lưu luyến của người Sài Gòn là có lý. Thương xá Tax không chỉ là một nơi mua sắm, đó còn là kỷ niệm, là thói quen và là một phần cuộc sống của tất cả người Sài Gòn - dù rằng khi mới ra đời, toà nhà này được nhắm đến phục vụ nhu cầu mua sắm cao cấp. Đối với nhiều người Sài Gòn lớn tuổi, bước chân vào Thương xá Tax cách đây vài chục năm đôi khi còn lớn hơn cả một giấc mơ.

    Và khi "sứ mệnh lịch sử" của TTTM đầu tiên ở Sài Gòn đã kết thúc, Thương xá Tax đã khiến bao người tiếc nuối và tự hỏi bao giờ mới lại có một Thương xá Tax thứ hai? Dù rằng ở Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung, những TTTM mới vẫn đang mọc lên đều đặn.

    Bao giờ mới lại có "Thương xá Tax" khác?

    Tình cảm của người dân dành cho Thương xá Tax chắc hẳn sẽ khiến không ít ông chủ các TTTM mới phải "chạnh lòng". Bởi thực tế, có không ít những TTTM mới mọc lên ở trong tình trạng ế ẩm, đìu hiu vắng khách. Thậm chí một số TTTM ở trong tình trạng đóng cửa một số khu để "bảo trì" như Tràng Tiền Plaza, Grand Plaza (Hà Nội)... cũng không khiến nhiều người chú ý.

     

    Đằng sau sự lưu luyến dành cho Thương xá Tax

    Và nếu như làm một phép so sánh đơn giản, người ta có thể sẽ hiểu ngay lý do đằng sau sự luyến tiếc của người dân đối với một TTTM tưởng chừng cũ kỹ như Thương xá Tax.

    Mới đây, một bức "tâm thư" của cựu du học sinh Nhật Bản gửi ông Jonathan Hạnh Nguyễn chỉ ra những sai sót khi điều hành Tràng Tiền Plaza đã gây xôn xao giới trẻ. Theo đó, chàng trai trẻ 8x đã liệt kê một loạt sai lầm của Tràng Tiền Plaza như giá chênh quá cao của cùng một mặt hàng so với các TTTM ở Singapore, Thái Lan (lên tới 20 - 30\%), nhân viên phục vụ những khách hàng đẳng cấp lại không hề "cao cấp" như đúng ra phải thế...

    Đây cũng là tình trạng chung của nhiều TTTM mới ra đời, ngay cả TTTM được quảng cáo là phục vụ khách hàng trung lưu như Lotte Center Hà Nội cũng đã xảy ra sự cố thang máy rơi, nghi vấn bán gà thải khiến nhiều người thất vọng.

    Thế mới hiểu vì sao, trải qua hơn 130 năm, người ta vẫn nhớ tới một Thương xá Tax được miêu tả trên tờ Tiếng vọng An Nam số ra ngày 27/11/1924 cũng là ngày khai trương: “Những người tò mò, già trẻ lớn bé, thuộc mọi chủng tộc, mọi tầng lớp, tập hợp lại theo nhiều hàng, dưới tòa nhà rộng mênh mông, trước những tủ kính lộng lẫy hay những quầy hàng bày biện một cách nghệ thuật những món hàng hết sức đa dạng, niềm kiêu hãnh của kỹ nghệ Pháp. Nhiều người đàn ông lịch lãm trong bộ smoking tiếp đón khách tham quan tại cửa vào với phong cách lịch sự của những thương nhân hoàn hảo. “Xin mời vào, quý bà và quý ông, xin mời vào! Ở đây có tất cả mọi thứ, cho đủ loại gu khác nhau”

     

    Đằng sau sự lưu luyến dành cho Thương xá Tax


    Tuy nhiên, khi chứng kiến tình cảm người dân thành phố dành cho Thương xá Tax lâu đời, hy vọng những "ông chủ" của TTTM ngày nay có thể sẽ rút ra kinh nghiệm để Việt Nam sớm có không chỉ một mà nhiều "Thương xá Tax" khác nữa.Với tiêu chí bán hàng không cần trả giá (mặc cả), những tiểu thương buôn bán tại Thương xá Tax qua cả trăm năm vẫn giữ nguyên quy tắc thu lãi cực thấp và niềm nở với khách hàng. Đây cũng là điều mà các TTTM "cao cấp" hiện nay vẫn còn thiếu.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bao-gio-moi-lai-co-thuong-xa-tax-a53165.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan