+Aa-
    Zalo

    Bảo hiểm Generali Việt Nam: Lợi nhuận năm 2022 khởi sắc, hàng trăm tỷ đồng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

    (ĐS&PL) - Tại ngày 31/12/2022, Generali Việt Nam ghi nhận 3.415 tỷ đồng đầu tư tài chính ngắn hạn và 7.427 tỷ đồng đầu tư tài chính dài hạn. Trong đó, trái phiếu không có đảm bảo là một trong số các khoản đầu tư mạo hiểm của doanh nghiệp này.

    Thông tin tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6/2023, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết giám sát thị trường bảo hiểm là chức năng nhiệm vụ của Bộ Tài chính. Từ đầu năm, Bộ đã có kế hoạch thanh, kiểm tra tại 4 doanh nghiệp bảo hiểm, gồm BIDV Metlife, Sun Life, MB Ageas và Prudential.

    Theo đó, kết quả cho thấy hoạt động này còn nhiều sai phạm, đặc biệt là khâu tư vấn của nhân viên ngân hàng, nhân viên môi giới với khách hàng.

    Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ thanh, kiểm tra thêm 6 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 4 đơn vị phi nhân thọ, tập trung vào liên kết hoạt động, kinh doanh giữa doanh nghiệp và ngân hàng.

    Tại Việt Nam, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Generali Việt Nam (Generali Việt Nam) là thành viên của Tập đoàn Generali, được thành lập từ năm 2011.

    Theo giới thiệu, Generali Việt Nam đang triển khai bán bảo hiểm qua kênh hợp tác ngân hàng (bancassurance) với các đối tác là Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) và Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB). Generali Việt Nam cũng cho biết hoạt động này chiếm 35% tổng doanh thu phí bảo hiểm.

    Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022, doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Generali Việt Nam đạt 4.631 tỷ đồng, tăng gần 17% so với năm 2021. Doanh thu hoạt động tài chính đạt 589,3 tỷ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ. Khoản thu nhập khác tăng gần gấp đôi; đạt 3,7 tỷ đồng.

    screenshot 2023 07 11 135047
    Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022, doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Generali Việt Nam đạt 4.631 tỷ đồng, tăng gần 17% so với năm 2021.

    Ngoại trừ chi phí hoạt động tài chính tăng  hơn 4 lần so với năm 2021 lên mức 75,6 tỷ đồng; các khoản chi phí khác như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đều chỉ tăng nhẹ, lần lượt ở mức 7% và 8,5%.  Sau cùng, Generali Việt Nam báo lãi trước thuế hơn 765 tỷ đồng năm 2022, trong khi cùng kỳ doanh nghiệp bảo hiểm này lỗ 224,6 tỷ đồng. Đây cũng là mức lợi nhuận trước thuế cao nhất từ trước đến nay của Generali Việt Nam.

    Tại ngày 31/12/2022, Generali Việt Nam ghi nhận 3.415 tỷ đồng đầu tư tài chính ngắn hạn và 7.427 tỷ đồng đầu tư tài chính dài hạn. Theo đó, trái phiếu doanh nghiệp không có đảm bảo là một trong số các khoản đầu tư mạo hiểm của doanh nghiệp này.

    XEM THÊM: Giám đốc công ty do vợ ca sĩ Khánh Phương làm Chủ tịch muốn bán hết cổ phiếu

    Cụ thể, tại hạng mục đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản đầu tư thuộc các quỹ liên kết đơn vị bao gồm 9,4 tỷ đồng giá trị trái phiếu doanh nghiệp không đảm bảo. Đối với hạng mục đầu tư tài chính dài hạn, Generali Việt Nam hạch toán trái phiếu không đảm bảo vào danh mục đầu tư của thuộc các quỹ khác quỹ liên kết đơn vị và quỹ liên kết chung.

    Trong đó, giá trị của khoản đầu tư này là 369,9 tỷ đồng, gồm trái phiếu của Ngân hàng HD Bank (220 tỷ đồng) và một doanh nghiệp đa ngành khác (148 tỷ đồng)

    Ngoài ra, các khoản đầu tư trái phiếu có đảm bảo bao gồm trái phiếu của CTCP Tập đoàn PC1 (200 tỷ đồng); CTCP Năng lượng Hồng Phong 1 (100 tỷ đồng); CTCP Thiết bị điện Việt Nam (100 tỷ đồng); Tổng công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh (350 tỷ đồng);....

    PV

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bao-hiem-generali-viet-nam-loi-nhuan-nam-2022-khoi-sac-hang-tram-ty-dong-dau-tu-trai-phieu-doanh-nghiep-a582891.html
    Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam tính phí không chính xác hơn 112.000 hợp đồng

    Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam tính phí không chính xác hơn 112.000 hợp đồng

    Bộ Tài chính phát hiện 39 trường hợp đại lý bảo hiểm, nhân viên ngân hàng chưa thực hiện đúng quy định trong quá trình triển khai bán bảo hiểm. Công ty này cũng áp dụng các yếu tố tính phí bảo hiểm không chính xác theo cơ sở kỹ thuật và biểu phí đã được Bộ Tài chính phê chuẩn dẫn đến tính toán không chính xác về số tiền phí bảo hiểm của 112.209 hợp đồng.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam tính phí không chính xác hơn 112.000 hợp đồng

    Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam tính phí không chính xác hơn 112.000 hợp đồng

    Bộ Tài chính phát hiện 39 trường hợp đại lý bảo hiểm, nhân viên ngân hàng chưa thực hiện đúng quy định trong quá trình triển khai bán bảo hiểm. Công ty này cũng áp dụng các yếu tố tính phí bảo hiểm không chính xác theo cơ sở kỹ thuật và biểu phí đã được Bộ Tài chính phê chuẩn dẫn đến tính toán không chính xác về số tiền phí bảo hiểm của 112.209 hợp đồng.