+ Aa-
    Zalo

    Bảo vệ thú cưng như thế nào trước "cẩu tặc"?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Có một thực tế là dù chúng ta có lên án bao nhiêu thì các tệ nạn ấy vẫn chẳng hề biến mất, và thay vì đó, ta cần chú trọng đến phương án giải quyết.

    Có một thực tế là dù chúng ta có lên án bao nhiêu thì các tệ nạn ấy vẫn chẳng hề biến mất, và thay vì chỉ quan tâm đến nội dung, ta cần chú trọng đến phương án giải quyết.

    Chắc hẳn ai cũng được nghe về câu chuyện chú chó bị bịt mõm gây xôn xao dư luận và lấy đi nước mắt của rất nhiều người yêu động vật. Trước đây, người ta tranh cãi gay gắt về việc ăn thịt chó có nên hay không? Một bộ phận trung gian không lên án cũng không đồng tình, mà họ lên tiếng về vấn nạn bắt trộm chó. Đến hôm nay, chúng ta chứng kiến cảnh tượng những chú chó bị bắt trộm, bị rọ mõm dẫn đến hoại tử.

    Chó là loài động vật được con người thuần hóa sớm nhất, chúng bầu bạn với con người, giúp ích cho con người, thông minh và trung thành bậc nhất. Thậm chí, nhiều gia đình coi những chú chó như thành viên trong nhà, yêu thương và chăm sóc hết mực. Chính vì vậy, họ cảm thấy bức xúc khi chú chó thân yêu của mình bị kẻ gian bắt trộm. Một số nước phương Tây có luật bảo vệ động vật, có thể bị phạt tù chỉ vì giơ chân… đá một con chó.

    Tất nhiên, nền văn hóa mỗi nơi mỗi khác, chỉ một chút sơ sẩy, con vật mà bạn nuôi nấng bao năm sẽ bị cuỗm mất lúc nào chẳng hay. Tuy nhiên, có một thực tế là dù chúng ta có lên án bao nhiêu thì các tệ nạn ấy vẫn chẳng hề biến mất, và thay vì chỉ quan tâm đến nội dung, ta cần chú trọng đến phương án giải quyết. Ở đây, việc nên làm có lẽ là phòng còn hơn chống để bảo vệ thú cưng của bạn.


    1. Không thả rông vật nuôi.

    Các đối tượng thường lợi dụng việc thả rông vật nuôi của người dân tại các tuyến đường vắng, ít người qua lại, vào sáng sớm hoặc đêm khuya để hành sự. Vì vậy, các hộ gia đình nuôi chó mèo nên chú ý xích hoặc nhốt chúng cẩn thận nhằm chống nạn trộm chó, cũng như tránh gây nguy hiểm cho người già, trẻ em, mất trật tự an ninh và phòng ngừa bệnh dại.

    2. Dắt chó đi dạo ở những nơi đông người.

    Khi dắt chó đi dạo nên chọn thời điểm đông người tại các địa điểm rộng rãi, thuận lợi cho việc quan sát như công viên, bãi cỏ, sân của một tòa nhà chung cư… Người chủ nên chú ý theo dõi vật nuôi thường xuyên, luôn trong tầm nhìn và ở khoảng cách gần để dễ bề xử lý nếu có vấn đề bất trắc xảy ra.

    3. Đi theo đúng hướng của chiều lưu thông cơ giới.

    Nên để chó đi bên trong lề, sát bên chủ, cuộn dây dẫn ngắn vừa đủ, không dài lòng thòng, sử dụng chất liệu bền và gọn nhẹ. Nếu đoạn đường khá xa, bạn nên để chó ngồi phía trước, không nên để chó đuổi theo sau xe chủ vì như vậy sẽ hạn chế tầm quan sát.

    4. Luôn đổi thời gian và lộ trình.

    Các đối tượng trước khi hành động sẽ lảng vảng gần khu vực nhà bạn để theo dõi và nắm kế hoạch đi lại của vật nuôi. Vì vậy, bạn không nên cố định thời gian và lộ trình dẫn chó đi dạo mà nên thay đổi thường xuyên, áp dụng thời gian biểu và tuyến đường một cách ngẫu nhiên.

    5. Mua vòng cổ ghi tên và địa chỉ cho vật nuôi.

    Ở Việt Nam, phần lớn mọi người chưa có thói quen này vì thường thì chúng ít khi quên đường về. Tuy nhiên, chiếc vòng cổ sẽ chứng minh rằng con vật đó không phải đi hoang và giúp ích cho bạn nếu chó mèo chẳng may đi lạc. Nhiều trường hợp chó mèo bị người dân đuổi đánh hoặc bắt bỏ vào trại thú hoang vì chưa xác định chúng đã được tiêm vắc-xin phòng phòng chống bệnh dại hay chưa.

    6. Rèn luyện thói quen tốt cho vật nuôi.

    Việc rèn luyện thói quen cho vật nuôi như không ăn đồ ăn lạ, không chạy rông, tiểu tiện đúng chỗ… là rất cần thiết nhằm tránh tình trạng câu dẫn chó mèo của phường trộm cắp.

    7. Không tự xử lý tình huống nếu phát hiện và bắt được trộm.

    Nhiều trường hợp thương tâm xảy ra dẫn đến chết người do hành động bộc phát, đuổi đánh trộm. Chúng ta cần biết rằng bọn trộm cướp thường thủ sẵn vũ khí trong người như súng bắn điện tự chế, thòng lọng, dao găm… để chống trả khi bị phát hiện.

    Vì vậy, khi tình huống phát sinh, bạn nên hô hoán nhờ sự giúp đỡ của mọi người xung quanh lấy lại vật nuôi, thường thì bọn trộm sẽ “bỏ của chạy lấy người” để tẩu thoát dễ dàng, không nên cố đuổi theo vì sẽ gây mất trật tự trị an xã hội. Trường hợp bắt được đối tượng, cần giữ bình tĩnh và giao cho chính quyền xử lý theo đúng pháp luật.

    Theo SKCĐ

    [mecloud]XJnlgY8bMS[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bao-ve-thu-cung-nhu-the-nao-truoc-cau-tac-a104522.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.