+Aa-
    Zalo

    Bắt giữ và tiêu hủy 1,4 tấn cá nóc có độc tố

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Hơn 1,4 tấn cá nóc biển có độc tố tự nhiên, thuộc hàng cấm khai thác, vận chuyển, kinh doanh, chế biến đã bị lực lượng chức năng bắt giữ và tiêu hủy.

    (ĐSPL) - Hơn 1,4 tấn cá nóc biển có độc tố tự nhiên, thuộc hàng cấm khai thác, vận chuyển, kinh doanh, chế biến đã bị lực lượng chức năng bắt giữ và tiêu hủy.

    Theo tin tức từ báo Dân Trí, vào khoảng 23h ngày 20/11, Đội Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an TP Hạ Long đã tiến hành kiểm tra xe ô tô BKS 29C-268.03 tại quốc lộ 18, đoạn qua phường Hà Tu, TP Hạ Long, Quảng Ninh. Thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện chiếc xe trên đang có hành vi vận chuyển 1,4 tấn cá nóc biển.

    Bắt giữ và tiêu hủy 1,4 tấn cá nóc có độc tố

    Bắt giữ và tiêu hủy 1,4 tấn cá nóc có độc tố. Ảnh: Kinh doanh và Pháp Luật.

    Chủ nhân lô hàng được xác định là của Phạm Ngọc Thảo, trú tại thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh.

    Tin tức từ báo Kinh Doanh và Pháp Luật, Ngọc Thảo khai nhận đã mua số cá nóc trên của một số ngư dân tại khu vực cảng Cái Rồng, huyện Vân Đồn rồi mang về Hà Nội bán cho cơ sở kinh doanh thức ăn gia súc.

    Tuy nhiên, theo kết quả của Công an thành phố Hạ Long và Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản, thủy sản tỉnh Quảng Ninh xác định, số cá trên có độc tố tự nhiên, thuộc diện cấm khai thác, vận chuyển, kinh doanh, chế biến.

    Bắt giữ và tiêu hủy 1,4 tấn cá nóc có độc tố

    Cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy 1,4 tấn cá nóc.

    Ngay sau đó, Cơ quan chức năng đã ra quyết định xử phạt hành chính 30 triệu đồng đối với Phạm Ngọc Thảo. Đồng thời ra quyết định tiêu hủy toàn bộ số cá nóc có độc tố trên.

    Ngày 23/11, Công an TP Hạ Long, đã tiến hành tiêu hủy 1,4 tấn hàng cá nóc vi phạm theo quy định.

    Được biết, cá nóc bao gồm nhiều loài khác nhau, độc và không độc. Mặt khác, độc tố của cá nóc biến động khá phức tạp theo mùa vụ và theo cá thể. Độc tố cá nóc cao nhất ở gan và trứng, nhưng toàn bộ cơ thể đều có chứa độc tố, do đó chỉ ăn thịt cá nóc vẫn có khả năng bị ngộ độc. Ngoài ra chưa có một công trình khoa học nào công bố về những giá trị dinh dưỡng đặc biệt của thịt cá nóc như những lời đồn đại, còn mức độ thơm ngon thì hoàn toàn tùy thuộc cảm nhận cá nhân.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bat-giu-va-tieu-huy-14-tan-ca-noc-co-doc-to-a70714.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan