+Aa-
    Zalo

    Bất ngờ tài liệu từ Nga có lợi cho Dương Chí Dũng

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) – “Tập tài liệu từ Nga thể hiện ngày 12/3/2014 đã gửi. Như vậy trước phiên xử này đã có hồ sơ?”. Tuy nhiên đến phiên phúc thẩm ngày 28/4/2014 các luật sư mới được
    (ĐSPL) – “Tập tài liệu từ Nga thể hiện ngày 12/3/2014 đã gửi. Như vậy trước phiên xử này đã có hồ sơ?”. Tuy nhiên đến phiên phúc thẩm ngày 28/4/2014 các luật sư mới được cập nhật.
    Tòa công bố tài liệu xác minh về ông Andrevich không phải là người của Nakhodka. Ông Andrevich chính là người đại diện đã ký thỏa thuận hợp tác giữa Global Success và công ty AP.
    Từ giai đoạn 2007 đến nay, Nakhodka không có quan hệ nào với công ty Global Success (GS). Ông này nói chỉ là người đại diện của GS, không có vai trò gì trong công ty. Công ty GS chỉ đóng vai trò đại lý. Khi ông Goh đến, ông này đón ở sân bay đưa đến khách sạn giao dịch với lãnh đạo nhà máy Nakhodka.
    Dương Chí Dũng và đồng phạm tại phiên xét xử.
    Đồng thời, ông này khẳng định không biết có ký các thỏa thuận khác ngoài thỏa thuận làm đại lý bán ụ nổi. Việc ký này có lợi cho các bên và được bên GS đồng ý.
    GS đã chuyển cho AP hơn 3,4 triệu USD và cho cá nhân ông Andrevich hơn 1 triệu USD. Ông này khẳng định bản thân không nhận khoản tiền mặt nào từ thương vụ này, chỉ nhận “lương của công ty”.
    Bên cạnh đó, Cục quản lý di cư liên bang Nga cũng cung cấp lý lịch của nhân chứng đã ký hợp đồng thỏa thuận giữa GS với AP. Bộ Nội vụ liên bang Nga thì chứng nhận về việc di chuyển ụ nổi khỏi địa phận Nga.
    Ngoài ra, còn có tài liệu thể hiện các thông số của ụ nổi 83M. Công ty cổ phần Nakhodka cũng trình với hải quan Nga về những hợp đồng mua bán, thanh toán qua ngân hàng Bờ biển. Điều khoản hợp đồng nêu rõ, 28/2/2007, bên bán là công ty Nakhodka, bên mua là công ty AP.
    Ở phần xét hỏi, Luật sư Ngô Ngọc Thủy nêu băn khoăn, không biết tòa, VKS tiếp nhận hồ sơ này như thế nào, đây có thể coi là hồ sơ gì về mặt tố tụng khi nhiều văn bản không có chứng thực.
    Luật sư Nguyễn Huy Thiệp cũng cho rằng tập tài liệu này không đúng giá trị pháp lý để sử dụng như chứng cứ tại tòa khi không có bản chính tiếng Nga đính kèm (tài liệu do văn phòng công chứng, dịch thuật Hoài Đức, Hà Nội thực hiện dịch, chứng thực).
    Luật sư Trần Đình Triển nêu rõ, tập tài liệu từ Nga thể hiện ngày 12/3/2014 đã gửi, kèm đó là bản khai của nhân chứng từ tháng 11/2013. Như vậy trước phiên xử này đã có hồ sơ. Theo trả lời của Nga, họ rất để ý đến khoản 1,2 triệu USD và 2,3 triệu USD là tiền thanh toán ụ nổi và tiền thù lao cho công ty trung gian. Đây được cho là những tài liệu rất có lợi cho bị cáo Dũng.
    Luật sư Nguyễn Văn Chiến đề cập chi tiết ụ nổi trong tài liệu được dịch là tàu nhưng theo các khái niệm là “tàu sức nâng”. Ông Chiến yêu cầu việc dịch phải giao cho một cơ quan có đủ chuyên môn, thẩm quyền thực hiện.
    Luật sư Hoàng Huy Được cho rằng, tài liệu tư pháp với nước ngoài theo quy định phải được dịch và chứng thực tại cơ quan lãnh sự ngoại giao. Không đáp ứng điều kiện này, tài liệu dù có lợi hay không có lợi cho bị cáo thì cũng không được sử dụng như một chứng cứ của vụ án.
    Luật sư Lê Minh Công đặt vấn đề, tài liệu được thu thập sau khi vụ án đã được đưa ra xét xử sơ thẩm. Như vậy, không rõ quy trình thu thập như nào, có thể xem đây là tài liệu của vụ án này không? Ông Công đề nghị bỏ ra ngoài tập tài liệu mới này vì chỉ làm mất thời gian của tòa.
    Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cho biết, khi gửi các luật sư tòa chỉ đưa bản dịch tiếng Việt, còn bản gốc, có bản tiếng Nga. Tòa nhận được tập tài liệu từ vụ 1B VKSND Tối cao, có kèm tài liệu của Vụ hợp tác quốc tế. Khi tài liệu tương trợ tư pháp này gửi đến có cả chứng nhận của Tổng lý VKS liên bang Nga.
    Phát biểu quan điểm nhận định về những tài liệu này, đại diện VKS nói, sau khi nghiên cứu tài liệu này trong chiều, tối qua, kiểm sát viên thấy quy trình thu thập tài liệu đúng với quy định, có thông qua cơ quan tương trợ tư pháp liên bang Nga, cơ quan này sau đó mới chuyển đến Vụ hợp tác quốc tế VKSND Tối cao rồi đưa sang vụ 1B, sau mới chuyển sang tòa chiều 28/4.
    Đánh giá tài liệu chứng cứ này có được xem xét trong vụ án hay không, kiểm sát viên cho rằng, trong phiên tòa kéo dài đã gần 1 tuần, trong yêu cầu bức xúc của luật sư là cần phải có tương trợ tư pháp từ Nga, nếu tài liệu này mà giữ không đưa đến tòa thì cũng là một trách nhiệm của cơ quan này. Nếu không đầy đủ tính hợp pháp thì việc tài liệu gửi đến cũng có thể để tham khảo.
     Luật sư Trần Đình Triển nói về tài liều từ Nga
    Còn VKS đề nghị Nga làm rõ quan hệ trong việc chuyển 1,666 triệu USD trong số 4,3 triệu USD mà công ty GS nhận được trong thương vụ mua bán ụ nổi 83M. Tuy nhiên yêu cầu này trước đó không được đáp ứng vì quá thời hạn lưu trữ hồ sơ của Nga. Còn tài liệu này nếu tòa thấy thiếu, cho rằng không có thì không thể đủ cơ sở tuyên các bị cáo có tội thì VKS cũng sẵn sàng đề nghị tuyên hủy án sơ thẩm, điều tra lại
    Luật sư Nguyễn Đình Hưng không nhất trí hướng nhận định của đại diện VKS về tính hợp pháp của tập tài liệu. Theo ông Hưng, nếu có yêu cầu thu thập tài liệu của tòa thì phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung trước.
    Thẩm phán chủ tọa phiên tòa giải thích, có tài liệu này là xuất phát từ yêu cầu tương trợ tư pháp từ cơ quan điều tra. Trên cơ sở yêu cầu này, VKSND tối cao đã gửi văn bản tới Tổng Viện kiểm sát Nga. Từ đó Tổng Viện này mới có công văn chuyển toàn bộ tài liệu theo yêu cầu như các nội dung VKSND tối cao nêu ra.
    Luật sư Trần Thị Hồng Phúc cho rằng tài liệu này có tính chất quyết định đối với việc có tội hay không có tội của nhóm bị cáo hải quan nên luật sư cho rằng tài liệu này đang mâu thuẫn với các tài liệu đang được sử dụng một cách hợp pháp tại Việt Nam. Khác nhau cơ bản nhất là về khái niệm ụ và tàu.
    Giám định viên của Bộ Tài chính (thuộc cơ quan giám định liên Bộ - Bộ KH-ĐT, Công thương, KH-CN, Tài chính, NHNN, nhưng lại không có Bộ GTVT) nêu rõ, cơ quan giám định được trưng cầu theo quyết định của cơ quan điều tra. Cơ quan điều tra nêu nhiều yêu cầu, tổ giám định làm việc tập thể. Bộ Tài chính được giao trực tiếp thẩm định về thủ tục Hải quan nhập khẩu ụ nổi và cho thông quan thiết bị này có gì sai phạm không. Yêu cầu khác là giám định về thiệt hại do thương vụ ụ nổi mang lại.
    Thiệt hại 367 tỷ đồng được cho là phát sinh từ nhiều khâu. Về phần sửa chữa ụ nổi 83M tại Việt Nam không nằm trong vụ án này vì được tách riêng thành một vụ án khác. Khoản 1,666 triệu USD cũng do cơ quan công an làm. Cơ quan giám định liên ngành chỉ thực hiện theo yêu cầu của cơ quan điều tra.
    Đối chiếu thiệt hại này với trách nhiệm của nhóm bị cáo là các cán bộ Hải quan Vân Phong, đại diện Bộ Tài chính cho biết, việc phân bổ trách nhiệm như nào, ai phải bồi thường nhiều, ai ít là trách nhiệm của cơ quan xét xử, không phải của giám định viên.
    Tiếp tục cập nhật thông tin.....
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bat-ngo-tai-lieu-tu-nga-co-loi-cho-duong-chi-dung-a31131.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan