+Aa-
    Zalo

    Bất ngờ với loại "thần dược" rẻ tiền cứu người ngộ độc thực phẩm

    • DSPL
    ĐS&PL Mặc dù là loại thuốc rẻ tiền nhưng than hoạt tính lại luôn được xem là "thần dược" để điều trị ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là ngộ độc nấm.

    Mặc dù là loại thuốc rẻ tiền nhưng than hoạt tính lại luôn được xem là "thần dược" để điều trị ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là ngộ độc nấm.

    Theo Cục An toàn thực phẩm, than hoạt tính thường được sử dụng trong dân gian để điều trị một số bệnh như ăn uống khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng… Than hoạt tính không độc, khi uống vào không hấp thu vào máu mà thải ra ngoài cơ thể theo phân, có vai trò quan trọng trong xử trí và điều trị ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là ngộ độc nấm.

    Khi bị ngộ độc, cần dùng than hoạt tính càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 1-3 giờ sau khi chất độc được đưa vào cơ thể. Thuốc sẽ không còn tác dụng khi chất độc đã ngấm vào máu. Vì vậy, khi nghi ngờ ăn phải chất độc, cần uống thuốc ngay.

    Than hoạt tính lại luôn được xem là "thần dược" để điều trị ngộ độc thực phẩm. Ảnh: báo Tiền phong

    Lưu ý khi dùng than hoạt tính:

    Không nên dùng than hoạt tính thường xuyên và lâu dài vì khi uống, trong đường tiêu hóa than hoạt tính không chỉ liên kết các chất độc mà còn làm giảm tác dụng của nhiều chất có lợi trong cơ thể (các men, vitamin, acid amin...)

    Không uống than hoạt tính cùng một lúc với các thuốc khác mà nên uống cách nhau khoảng 2 giờ, do thanh hoạt tính có thể hấp phụ loại thuốc dùng chung, dẫn đến làm giảm sự hấp thu thuốc vào máu và làm thuốc kém tác dụng.

    Không dùng trong trường hợp bệnh nhân hôn mê sâu, đang cơn co giật, người uống phải xăng dầu, các hóa chất có sắt, axit hay kiềm mạnh.

    Không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi.

    Than hoạt tính thường được làm từ gỗ hoặc từ các phế chất hữu cơ khác như xơ dừa, vỏ gáo dừa, các chất này được nung ở nhiệt độ 950độ C trong lò quay. Ở nhiệt độ này, thành phần carbon phản ứng hóa học với hơi nước và một số chất hóa học khác có trong lò quay sẽ tạo ra rất nhiều lỗ rỗng bên trong hạt than, hình thành nên một sản phẩm được gọi là than hoạt tính. Nhờ đó, than hoạt tính có đặc tính rất xốp, diện tích bề mặt rất lớn, diện tích từ 500-2.500 m2/1g sản phẩm. Với đặc tính như vậy, các vết rỗng, nứt vi mạch đều có tính hấp thụ rất mạnh, vì bề mặt riêng rất lớn của than hoạt tính nên nó có khả năng thu giữ một số chất trên bề mặt (sự hấp phụ), kể cả chất vô cơ lẫn hữu cơ. Riêng các chất khí như: carbonic (CO2), hydrogen sulfua (H2S), amoniac... có thể hấp phụ được một khối lượng gấp từ 50-100 lần khối lượng của nó.

    Hoàng Giang (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bat-ngo-voi-loai-than-duoc-re-tien-cuu-nguoi-ngo-doc-thuc-pham-a210963.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan