Bầu Đức bị "mất ngôi" bởi đại gia nào?


Thứ 3, 04/08/2015 | 13:27


(ĐSPL) - Hiện tại, tổng tài sản của bầu Long đang là 5.991 tỷ đồng, bầu Đức chỉ còn 5.842 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với việc bầu Long "soán ngôi" bầu Đức

(ĐSPL) - Hiện tại, tổng tài sản của bầu Long đang là 5.991 tỷ đồng, bầu Đức chỉ còn 5.842 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với việc bầu Long "soán ngôi" bầu Đức, thành người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt.

Bầu Long "vượt qua" bầu Đức

Trong thời gian này, cổ phiếu ngân hàng và cổ phiếu bảo hiểm đua nhau “làm mưa làm gió” trên thị trường chứng khoán. Đa phần “cổ phiếu đại gia” còn lại như HPG (tập đoàn Hòa Phát), HAG (Hoàng Anh Gia Lai) giao dịch khá èo uột vì thiếu trợ lực, báo VTC news đưa tin.

Tuy nhiên, trong khi HPG giao dịch èo uột trong biên độ hẹp thì HAG lại giảm dần đều. Tính từ cuối tháng 6 tới ngày 3/8, HAG giảm 2.200 đồng/CP, tương ứng 11,6\%. Trong khi đó, HPG lại tăng 3.000 đồng/CP, tương ứng 10,2\% lên 32.500 đồng/CP.

Diễn biến trái chiều của HAG và HPG khiến Top 3 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam có sự thay đổi lớn sau hơn 4 năm bất động. Từ ngày 3/8, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát đã vượt qua ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức), Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai để đứng ở vị trí thứ 2 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Sau hơn 1 tháng giao dịch, HPG giúp bầu Long có thêm 553 tỷ đồng. Hiện tại, tổng tài sản của vị đại gia này đang là 5.991 tỷ đồng. Còn HAG lại khiến bầu Đức mất 765 tỷ đồng. Tổng giá trị cổ phiếu HAG trong tài khoản của bầu Đức chỉ còn 5.842 tỷ đồng.

Với mức chênh lệch 149 tỷ đồng về tài sản, bầu Long có lẽ không dễ dàng giữ được vị trí thứ 2 của mình vì hiện tại thông tin tốt đang đến với Hoàng Anh Gia Lai.

Hiện tại, tổng tài sản của bầu Long đang là 5.991 tỷ đồng, bầu Đức chỉ còn 5.842 tỷ đồng. Điều  này đồng nghĩa với việc bầu Long "soán ngôi" bầu Đức, thành người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt.

Hoàng Anh Gia Lai vừa công bố nghị quyết của ĐHĐCĐ công ty liên quan đến nhiều vấn đề quan trọng. Theo đó, ĐHĐCĐ Hoàng Anh Gia Lai đã phê duyệt việc sửa đổi một số điều kiện của trái phiếu phát hành chuyển đổi được phát hành cho Northbrooks Invesments (Mauritius) Pte Ltd.

Cụ thể, thời gian được gia hạn đến 31/8/2017 với lãi suất 3\%/năm. Mức lãi suất này được áp dụng kể từ 1/9/2015. Mức giá chuyển đổi được điều chỉnh từ 25.000 đồng/cổ phần xuống còn 19.645 đồng/cổ phần. Mức giá này được điều chỉnh theo điều khoản chống pha loãng.

Thông tin này giúp HAG lấy lại được sắc xanh trong phiên giao dịch buổi sáng 4/8.

Bên cạnh đó, còn một yếu tố nữa “đe dọa” vị trí số 2 mới lấy được của bầu Long. Đó là cổ phiếu HNG của Hoàng Anh Gia Lai Agrico. Mới niêm yết từ ngày 20/7, HNG đang giao dịch ở mức trên 30.000 đồng/CP. Hiện tại, giới đầu tư đang chờ báo cáo tình hình quản trị 6 tháng đầu năm 2015 của Hoàng Anh Gia Lai Agrico.

Nếu báo cáo tình hình quản trị 6 tháng đầu năm 2015 của Hoàng Anh Gia Lai Agrico xác định bầu Đức sở hữu số lượng cổ phiếu HNG lớn thì chắc chắn bầu Đức dễ dàng trở về ngôi vị số 2.

Có thể thấy, bầu Đức và bầu Long đang cạnh tranh quyết liệt ở vị trí thứ 2. Còn ở ngôi vị cao nhất, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup vẫn khá an toàn khi sở hữu khối tài sản lớn vượt trội dù cổ phiếu VIC đang vận động cùng chiều đi xuống với VN-Index.

Tính theo thị giá ngày 3/8, giá trị hơn 532 triệu cổ phiếu VIC của ông Vượt có giá trị 22.948 tỷ đồng, nhiều hơn gấp đôi tổng tài sản của cả bầu Đức và bầu Long cộng lại nên hai vị đại gia này không có “cửa” trở thành người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam ở thời điểm này.

Phạm gia còn hùng mạnh hơn khi Top 5 người giàu nhất có sự góp mặt của tới 5 đại gia họ Phạm. Bên cạnh ông Phạm Nhật Vượng, bà Phạm Thu Hương, vợ ông Vượng và bà Phạm Thúy Hằng, em vợ ông Vượng lần lượt đứng ở vị trí thứ 4 và 5 với tổng tài sản lên tới 3.957 tỷ đồng và 2.643 tỷ đồng.

Chủ tịch tập đoàn Hòa Phát giàu cỡ nào?

Ông Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát từ lâu đã luôn được biết đến với danh hiệu là doanh nhân thành công và giàu có nhất ngành thép. Ông hiện là người giàu thứ 3 trên sàn chứng khoán tập trung của Việt Nam. Hiện tại vợ chồng ông đang nắm giữ hơn 31,5\% cổ phần của Hòa Phát trong tay, với tổng trị giá hơn 4.600 tỷ đồng.

Hòa Phát hiện là một trong những doanh nghiệp lớn nhất và có lợi nhuận khủng nhất ngành thép. Tập đoàn này tham gia sản xuất thép xây dựng và ống thép. Bên cạnh đó, Hòa Phát còn tham gia vào nhiều lĩnh vực khác như bất động sản, nội thất, điện lạnh, thương mại...

Từ năm 1996 đến năm 2005, Trần Đình Long là Chủ tịch HĐQT các công ty thuộc nhóm Hòa Phát. Từ năm 1992 đến năm 1996, ông là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát.

Ông Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát từ lâu đã luôn được biết đến với danh hiệu là doanh nhân thành công và giàu có nhất ngành thép. 

Bầu Long cũng được biết đến là một trong 2 người sắm máy bay riêng sớm nhất của Việt Nam.

Sau bầu Đức thì ông bầu Long là vị đại gia thứ hai tại Việt Nam chơi “vượt tầm” khi vung hàng trăm tỷ đồng sắm máy bay riêng.

Hơn 1 năm nay, Chủ tịch Tập đoàn Hoà Phát Trần Đình Long đã không còn sở hữu máy bay riêng sau khi bán chiếc EC 135P2i có giá vài triệu USD cho một doanh nghiệp Hồng Kông.

Thông tin từ nhà chức trách hàng không cho biết cho đến thời điểm này, Việt Nam chỉ có duy nhất ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, sở hữu máy bay riêng.

Trước đó, năm 2010, bầu Long có đăng ký sở hữu máy bay là chiếc trực thăng EC 135P2i có 6 chỗ ngồi.

Đây là loại máy bay tầm thấp, không bay được vào đường hàng không mà bay phía dưới. Do đó mỗi chuyến bay đều phải được sự chấp thuận của Bộ Quốc phòng.

Ông Trần Đình Long đã thuê Công ty dịch vụ bay Miền Bắc thực hiện các dịch vụ liên quan đến việc bảo dưỡng, lo thủ tục sử dụng chiếc EC 135P2i.

Giá trị máy bay của đại gia này khoảng 5 triệu USD (tính cả thuế). Sau đó, ông còn phải tiêu tốn thêm 2 tỷ đồng mỗi tháng để nuôi chiếc máy bay triệu đô này.

Mức tiền cụ thể được tính toán như sau: Để máy bay cất cánh được trên bầu trời, mỗi tháng ông chủ Tập đoàn Hòa Phát phải bỏ ra 300 triệu đồng để thuê phi công của Vietnam Airlines lái. Nếu tính cả tiền thưởng, và các chi phí khác phát sinh, chi phí cho phi công không chỉ dừng lại ở mức 300 triệu đồng.

Bên cạnh đó, mỗi tháng ông Long phải ném vào đó thêm vài trăm triệu đồng để thuê bến đỗ. Vị đại gia này từng quyết định thuê nguyên một mảnh đất rộng chục hecta tại tỉnh Yên Bái để làm sân bay cho riêng mình.

Ngoài chi phí thuê phi công, bãi đỗ, đại gia Trần Đình Long còn phải mất nhiều khoản phí khác như chi phí nhiên liệu, bảo dưỡng, sửa chữa…

Theo một nguồn tin thân cận của ông Long, cộng tất cả các chi phí lại, mỗi tháng đại gia Trần Đình Long phải mất trên dưới 2 tỷ đồng “nuôi” máy bay. Số tiền này có thể mua được một chiếc ô tô hạng sang.

Kể từ thời điểm mua máy bay cho đến năm 2011, chỉ tính riêng tiền chi phí "nuôi" máy bay hàng tháng, vị đại gia này đã “đốt” khoảng hai chục chiếc ô tô hạng sang.

Sau một thời gian sử dụng, bầu Long đã bán máy bay cho Công ty VinaCopter của Hồng Kông.

VinaCopter đã có văn bản đề nghị hướng dẫn các thủ tục về thuế vì chưa rõ cá nhân có được phép mua bán máy bay tại Việt Nam hay không, nếu được phép thì phải chịu các loại thuế gì.

Kể từ sau khi bán máy bay EC 135P2i, Cục hàng không Việt Nam đã xoá đăng ký quốc tịch của chiếc máy bay này. Từ đó đến nay ông Trần Đình Long không đăng ký sở hữu máy bay riêng.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

[mecloud] il6kASvb4E[/mecloud]

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bau-duc-bi-mat-ngoi-boi-dai-gia-nao-a104764.html