+Aa-
    Zalo

    Bề tôi trung thành của các vị thần Ai Cập cổ đại

    • DSPL
    ĐS&PL Tư tế Ai Cập cổ đại là những bề tôi trung thành và người phục vụ của các vị thần vĩ đại.

    Tư tế Ai Cập cổ đại là những bề tôi trung thành và người phục vụ của các vị thần vĩ đại.

    Tư tế là một chức quan trọng trong triều đình Ai Cập cổ đại. Họ là những người được giao phụ trách trông coi về tế tự, lễ nghi, cúng tế, thờ phụng các vị thần vĩ đại của Ai Cập.

    Quan tư tế Ai Cập cổ-Ảnh: egyptprivatetourguide.

    Pharaoh – vua của Ai Cập, người con và người kế nhiệm các vị thần được coi là vị quan tư tế đầu tiên của đất nước. Tuy nhiên trong thực tế nhiều khi đó chỉ là tên gọi trên danh nghĩa. Với trọng trách là quản lý cả một Ai Cập rộng lớn, các Pharaoh đã phải rời bỏ chức vụ này để chuyên tâm vào trách nhiệm của mình.

    Thay thế vị trí của Pharaoh có thể là một trong các hoàng tử hay những người kế nhiệm của ngài... Người này sẽ có quyền hành ngang với các Pharaoh trong những vấn đề có liên quan đến tôn giáo và được gọi là “Đại tư tế”. Ngoài ra, tư tế tại các ngôi đền chính, quan trọng khác sẽ do Pharaoh chỉ định. Đó thường là những người xuất thân từ tầng lớp cao trong xã hội hoặc mang dòng máu hoàng gia.

    Lễ cúng (The offerings)-Ảnh: crystalinks.

    Để trở thành một tư tế phải trải qua quá trình thử nghiệm hết sức khắc nghiệt. Một nhóm những người học việc sẽ được đặt tại một căn phòng bí mật trong kim tự tháp. Tại đây, họ sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách để thử khả năng chịu đựng của bản thân. Họ sẽ phải phân biệt đâu là thật đâu là ảo trong căn phòng đầy ảo ảnh. Và đây là bài kiểm tra rất khó có thể vượt qua cho dù đã dành nhiều năm tập luyện.

    Người tiếp xúc với vật thánh cần phải là người trong sạch và tinh khiết nhất. Như trên một giếng cổ có viết: “ Tất cả những ai bước vào đây phải là người trong sạch, và phải được thanh tẩy trước khi bước vào đền thờ thần vĩ đại”.

    Vì vậy, các quan tư tế được coi là bề tôi phục vụ cho các vị thần Ai Cập cổ đại, người đang trú ngụ trong những ngôi đền cổ dưới hình dạng những bức tượng. Mỗi ngôi đền sẽ là nhà của một vị thần khác nhau. Và không ai khác có đủ tư cách để bước vào nơi thiêng liêng này ngoài các quan tư tế. Người Ai Cập tin rằng quan tư tế đóng vai trò quan trọng trong việc quan tâm và đáp ứng nhu cầu của các vị thần. Và nếu như họ lơ là công việc của mình thì tai họa sẽ xảy ra đối với cả Ai Cập.

    Người tiếp xúc với vật thánh cần phải là người trong sạch và tinh khiết nhất-Ảnh: ancient-egypt-priests.

    Các quan tư tế không có nhiệm vụ trông coi đến cuộc sống và đạo đức người dân hay truyền bá về tôn giáo. Nhiệm vụ quan trọng nhất của họ đó là chăm sóc cho các vị thần. Mỗi sáng, Đại tư tế sẽ mở dấu niêm phong tại cửa đền, thắp đèn và hương, đọc lời cầu nguyện, lau sạch những bức tượng bằng vàng, bày những trang sức, quần áo, đồ ăn và thức uống dùng để cúng tế. Nhiều người sẽ ngân vang bài thánh ca để ca ngợi và tôn vinh các vị thần. Đến cuối ngày, họ sẽ rời khỏi bằng cách đi lùi và xóa sạch các vết chân để lại trên nền cát bằng cách dùng một lá cọ lớn và ngôi đền linh thiêng sẽ lại được niêm phong một lần nữa.

    Ngoài ra, các quan tư tế còn chịu trách nhiệm về quá trình chuẩn bị cho “thế giới bên kia”. Họ tiến hành những nghi thức chôn cất và đưa người bị chết các đến ngôi mộ. Tại đây quan tư tế sẽ thực hiện một nghi lễ mà người Ai Cập cổ tin rằng có tác dụng phục hồi khả năng ăn uống của người chết khi đến với “thế giới bên kia”.

    Nghi lễ cúng ngỗng và sếu - Ảnh: historylink101.

    Các quan tư tế chỉ được phép mặc những quần áo làm từ sợi thực vật, vải lanh và không được phép mặc đồ làm từ động vật như lông cừu hay các loại da. Họ phải tắm hai lần vào buổi sáng và hai lần vào buổi tối.

    Việc tắm rửa thường được thực hiện tại hồ nước thánh liền với đền thờ. Họ phải đánh răng và rửa miệng bằng muối cho đến khi không còn mùi hôi. Ngoài ra mỗi hai ngày họ phải cạo toàn bộ cơ thể một lần để loại bỏ hết chấy, rận hoặc những sinh trùng khác trước khi phục vụ các vị thần.  Họ không được sinh hoạt tình dục khi đang trong thời gian tĩnh tâm.

    Đại tư tế Ai Cập cổ - Ảnh: emaze.

    Tư tế trong thời Ai Cập cổ đã trở thành một nghề riêng biệt. Khi một trong số các tư tế chết đi, ông ta có thể chỉ định con trai mình làm người kế nhiệm. Người con trai sẽ thừa kế công việc từ cha mình, người từng là tư tế của đền thờ, và thực hiện các nghi lễ thờ cúng.

    Một quan tư tế bình thường vẫn có thể kết hôn và có gia đình của riêng mình. Quan tư tế cấp cao có thể tham gia vào bộ máy nhà nước và được chôn cùng ngôi mộ của Pharaoh mà mình phục vụ.

    Đại tư tế Amenhotep trước Pharaoh Ramses IX, nhận thưởng cho sự phục vụ của mình (đền Amun,Karnak)-Ảnh: ancient-egypt-priests.

    Quan tư tế tuy phải trải qua nhiều thử thách và khó khăn nhưng họ lại nhận được rất nhiều tình yêu cũng như sự kính trọng từ người dân Ai Cập cổ đại.

    THU TRANG(Theo mazika.alhamuntada)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/be-toi-trung-thanh-cua-cac-vi-than-ai-cap-co-dai-a205767.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan