+Aa-
    Zalo

    Bé trai 4 tuổi mắc ung thư vì ăn sai cách thực phẩm tưởng chừng quen thuộc

    (ĐS&PL) - Cháu trai thường xuyên đau bụng, chán ăn và sút cân khiến bà lo lắng. Khi đưa cháu đi khám, bà nội nhận chẩn đoán cháu mắc ung thư giai đoạn đầu.

    Tiểu Dương (4 tuổi, Trung Quốc) là cháu nội bà Vương. Bà Vương vốn là người truyền thống, thích nghe một số bài thuốc dân gian, gần đây bà nghe nói về một "bí quyết" để trẻ nhỏ ăn ngoan chóng lớn là ăn trứng sống có thể cải thiện khả năng miễn dịch. Do đó, bà quyết định mỗi ngày cho cháu trai ăn một quả trứng sống với hy vọng cháu có thể lớn lên cao khỏe.

    Sau một thời gian, Tiểu Dương luôn cảm thấy đau bụng, chán ăn và trở nên rất gầy. Bà Vương lo lắng vội đưa cháu đến bệnh viện. Sau khi khám, người ta phát hiện cháu trai bà bị ung thư dạ dày giai đoạn đầu.

    Ảnh minh họa.

    Ảnh minh họa.

    Bác sĩ lắc đầu: "Bà ơi, trứng sống có chứa vi khuẩn salmonella, có hại cho sức khỏe...". Bà Vương lúc này mới hối hận, không bao giờ nghĩ rằng điều bà cho là điều tốt cho cháu trai mình lại thực sự làm hại cháu.

    Ăn trứng sống có tốt cho sức khoẻ?

    Trứng là một trong những nguồn protein tốt nhất trong chế độ ăn uống của bạn. Trên thực tế, trứng chứa tất cả 9 axit amin thiết yếu theo đúng tỷ lệ. Vì lý do này, chúng thường được gọi là nguồn protein "hoàn chỉnh".

    Tuy nhiên, ăn trứng sống có thể làm giảm sự hấp thụ các protein chất lượng này. Một nghiên cứu nhỏ đã so sánh sự hấp thụ protein từ cả trứng chín và trứng sống.

    Nghiên cứu cho thấy 90% protein trong trứng nấu chín được hấp thụ, nhưng trứng sống chỉ có 50%. Nói cách khác, protein trong trứng nấu chín dễ tiêu hóa hơn 80%.

    Ngoài ra, trứng sống và nấu chưa chín có thể chứa salmonella, một loại vi khuẩn có hại. Vi khuẩn này không những trên vỏ trứng mà còn bên trong trứng. Tiêu thụ trứng sống không đảm bảo có thể gây ngộ độc thực phẩm.

    Ăn trứng sống có tốt cho sức khoẻ?

    Ăn trứng sống có tốt cho sức khoẻ?

    Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, sốt và đau đầu. Những triệu chứng này thường xuất hiện 6 đến 48 giờ sau khi ăn và có thể kéo dài 3 đến 7 ngày.

    Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho rằng an toàn khi sử dụng trứng sống nếu chúng được tiệt trùng.

    Tuy nhiên, trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi và các nhóm nguy cơ cao khác nên tránh ăn trứng sống. Trong các nhóm này, nhiễm salmonella có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng.

    Những lưu ý khi ăn trứng

    Lượng vừa phải

    Ăn quá nhiều trứng mỗi ngày có thể dẫn đến tăng cholesterol, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Mỗi người không nên ăn quá 7 quả trứng mỗi tuần, đặc biệt là những người có hàm lượng cholesterol cao trong cơ thể. Đối với người khỏe mạnh, một quả trứng mỗi ngày có thể đáp ứng nhu cầu protein của cơ thể.

    Ăn cả lòng trắng và lòng đỏ

    Thực tế, hàm lượng protein có trong lòng đỏ nhiều hơn trong lòng trắng trứng gà một chút. Tuy nhiên, trong một quả trứng, tỉ lệ lòng trắng lại nhiều hơn lòng đỏ nên nhìn chung lượng protein bằng nhau.

    Điều khác biệt là trong lòng đỏ chứa một lượng lớn khoáng chất như phốt pho, sắt, canxi, vitamin như A, D, E, K và vitamin B, trong khi lòng trắng hầu như không có các chất này. Tuy nhiên, lòng trắng trứng phù hợp với người bệnh về tim mạch vì không chứa cholesterol như lòng đỏ.

    Lựa chọn trứng kỹ lưỡng

    Nên tránh mua trứng ấp dở, trứng được rửa rồi mới bảo quản tủ lạnh, trứng có vỏ nứt vỡ hoặc nhiều đốm đen. Và không nên ăn trứng đã để qua đêm.

    Ăn trứng sống có tốt cho sức khoẻ?

    Ăn trứng sống có tốt cho sức khoẻ?

    Không nên ăn trứng cùng sữa đậu nành 

    Nhiều người có thói quen uống sữa đậu nành và ăn trứng vào buổi sáng để cung cấp năng lượng.

    Tuy nhiên, trong sữa đậu nành có chứa chất ức chế trypsin, có thể ức chế hoạt động của con người, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ protein trong cơ thể người.

    Nếu kết hợp 2 thực phẩm này thì protein trong trứng có thể kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành làm cho quá trình phân hủy protein bị cản trở và làm giảm tỉ lệ hấp thụ protein trong cơ thể.

    Không nên ăn trứng khi đói bụng

    Khi bụng đang đói, nếu dung nạp quá nhiều những thực phẩm chứa hàm lượng protein cao như trứng, sữa, thịt… thì protein sẽ bị “áp bức” chuyển hóa thành nhiệt năng và tiêu hao mất, từ đó không thể phát huy tác dụng bồi bổ dinh dưỡng cho cơ thể.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/be-trai-4-tuoi-mac-ung-thu-vi-an-sai-cach-thuc-pham-tuong-chung-quen-thuoc-a415653.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan