Bé trai 6 tuổi bị hóc xương cá, cách xử lý của bà nội khiến đứa trẻ suýt mất mạng


Thứ 3, 28/09/2021 | 14:25


Cùng sự kiện

Bố mẹ cậu bé muốn đưa con đến bệnh viện nhưng bà nội ngăn lại và cho cháu uống ngay một thứ, chẳng ngờ khiến đứa trẻ suýt chết.

Theo Sohu, sự việc xảy đến với cậu bé Xiaowei (6 tuổi, ở Bắc Kinh, Trung Quốc). Xiaowei vô tình bị hóc xương cá trong lúc đang ăn cơm. Bố mẹ cậu bé vô cùng lo lắng, định đưa con đến bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra.

Tuy nhiên, bà nội của Xiaowei đã ngăn lại: "Không sao đâu, chỉ là một cái gai nhỏ thôi, uống mấy ngụm nước là trôi hết”. Nói xong, người bà cho Xiaowei uống một cốc nước lớn để xương cá trôi vào cổ họng của bé.

Thấy Xiaowei không sao sau khi uống nước, người bà vui vẻ nói: "Đấy, may mà bà ngăn cản, chứ việc gì cũng đưa con đến bệnh viện thì bao nhiêu tiền cũng hết”.

Ngờ đâu, vài ngày sau, Xiaowei lên cơn sốt cao, không thể ăn bất cứ thứ gì. Bố mẹ cậu bé tưởng con bị cảm lạnh thông thường nên cho uống thuốc nhưng sau vài ngày, bệnh tình vẫn không đỡ.

Sức khoẻ - Làm đẹp - Bé trai 6 tuổi bị hóc xương cá, cách xử lý của bà nội khiến đứa trẻ suýt mất mạng
Xử lý sai cách khi cháu trai bị hóc xương cá, bà nội khiến đứa trẻ suýt mất mạng. Ảnh minh họa

Bố mẹ Xiaowei sau đó sờ thấy có dị vật giống như xương cá nằm trong thực quản của bé trai. Lúc này, cổ họng của Xiaowei cũng bắt đầu sưng lên và rơi vào tình trạng hôn mê.

Bố mẹ của Xiaowei vội vàng đưa con đến bệnh viện cấp cứu. Được biết, nếu bố mẹ đưa cậu bé tới bệnh viện quá muộn, hậu quá sẽ không tưởng tượng nổi, thậm chí có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.

Xương cá nhỏ nhưng nếu không được xử trí đúng cách thì có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Khi phát hiện con bị hóc xương cá, bố mẹ cần giữ bình tĩnh và xử lý theo các bước sau:

Xoa dịu, an ủi trẻ

Trẻ nhỏ bị hóc xương cá sẽ cảm thấy khó chịu và căng thẳng, nhiều bé sẽ khóc, nuốt nước bọt. Những hành động này có thể làm xương cá cắm sâu hơn, khó lây ra, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng. Do đó, bố mẹ nên an ủi con và để bé thư giãn, giúp trẻ hợp tác tốt hơn với quá trình theo dõi.

Tìm vị trí của xương cá

Bố mẹ đừng vội lấy xương cá ra, thay vào đó hãy xác định vị trí của dị vật. Hãy cho trẻ há miệng, chiếu tia sáng vào bên trong. Nếu có thể nhìn thấy thì xương cá chưa vào thực quản, bố mẹ có thể tự xử lý tại nhà. Trong trường hợp không nhìn thấy xương cá, tức vị trí mắc kẹt sâu hơn, bố mẹ cần đưa con tới bệnh viện ngay lập tức.

Gắp xương cá

Trong trường hợp có thể tự xử lý tại nhà, bố mẹ có thể dùng thìa hoặc đũa ấn vào lưỡi trẻ, sua đó dùng nhíp gắp xương cá ra. Bố mẹ cần theo dõi trẻ thêm một ngày sau khi được lấy xương cá ra. Nếu trẻ vẫn cảm thấy dị vật hoặc đau khi ăn, bố mẹ nên đưa con đi khám ngay.

Để tránh việc trẻ bị hóc xương cá, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:

- Không nên để trẻ vừa cười đùa vừa nói khi đang ăn cá.

- Gỡ bỏ xương cá cẩn thận cho trẻ trước khi ăn.

- Không nên ăn cá cùng cơm hoặc bún, mỳ, nên cho trẻ ăn cá riêng.

- Xé cá thành những miếng nhỏ sau đó mới để trẻ ăn để có thể cảm nhận hoặc thấy được những xương nhỏ.

- Dăn trẻ không được nhai nuốt vội mỗi khi ăn cá.

Đinh Kim (T/h)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/be-trai-6-tuoi-bi-hoc-xuong-ca-cach-xu-ly-cua-ba-noi-khien-dua-tre-suyt-mat-mang-a514572.html