+Aa-
    Zalo

    Bệnh binh Phạm Văn Chiển vượt khó vươn lên trở thành doanh nhân thành đạt

    • DSPL
    ĐS&PL Khi Tổ quốc lâm nguy, chàng trai quả cảm đã không tiếc tuổi xuân, sẵn sàng xông pha ra chiến trường quyết đánh thắng kẻ thù xâm lược. Hòa bình lập lại, với phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, mạnh dạn trong suy nghĩ, sáng tạo trong cách làm, người lính Phạm Văn Chiển năm xưa lại quyết tâm đánh thắng “giặc nghèo” trên mặt trận mới.

    Sinh ngày 14 /3/1957, trong một gia đình nông dân nghèo ở miền quê Yên Mô (Ninh Bình). Học hết phổ thông trung học năm 1977 theo tiếng gọi của Đất nước, chàng trai trẻ Phạm Văn Chiển xung phong nhập ngũ vào Quân đội nhân dân Việt Nam phục vụ chiến đấu biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế. Năm 1979 do tình hình chiến tranh biên giới phía Bắc, đơn vị Quân đoàn 3 lại tiếp tục hành quân ra biên giới phía Bắc, đóng tại địa bàn Bắc Thái tập trung xây dựng đơn vị chuẩn bị cho phục vụ chiến đấu biên giới. Tháng 07/1980 được đơn vị điều về Trường Sỹ quan Pháo binh học và vinh dự được kết nạp Đảng trong thời gian học. Ra trường, được phân công công tác tại Sư đoàn 390 – Quân đoàn I. 5 năm ở Sư đoàn 390, ông tình nguyện tham gia làm kinh tế cho đơn vị, sản xuất vật liệu, tăng gia sản xuất và làm các dịch vụ khác. Do điều kiện sức khỏe, thương tật thường xuyên tái phát, ông được đơn vị cho nghỉ chế độ bệnh binh.

    i1

    Công ty TNHH Mạnh Cường với ngành nghề chính là xây dựng công trình dân dụng

    Sau khi rời quân ngũ về địa phương, sinh sống cùng gia đình tại phường Bắc Sơn (Bỉm Sơn); với bản lĩnh của người lính, người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, không ngại khó khăn, vượt lên nỗi đau của vết thương tái phát mỗi khi trái gió, trở trời, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ muôn vàn kính yêu “Thương binh tàn nhưng không phế”, ông lại tiếp tục tham gia làm kinh tế xây dựng gia đình. Giành dụm toàn bộ tiền tiết kiệm, vay mượn người thân, vay ngân hàng, năm 1999 ông thành lập doanh nghiệp xây dựng lấy tên là doanh nghiệp tư nhân Phạm Văn Chiển, vừa gây dựng phát triển kinh tế, vừa tạo công ăn việc làm cho con em của các anh em bạn bè trong quân ngũ, gia đình chính sách vào làm việc. Đến năm 2001 ông nâng cấp và đổi tên doanh nghiệp thành Công ty TNHH Mạnh Cường với ngành nghề chính là xây dựng công trình dân dụng. Với truyền thống người lính Cụ Hồ ông luôn cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất, có tư duy nhạy bén, biết phát huy khả năng của mình trong việc lựa chọn ngành nghề cho phù hợp, có quyết tâm cao và mạnh dạn đầu tư đúng thời điểm, luôn coi trọng chữ "tín", vì vậy doanh nghiệp của ông ngày càng làm ăn ổn định.

    Để tồn tại và phát triển, ông đã tìm cho mình một lối đi riêng với chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm tăng năng suất lao động, tăng sản lượng với quyết tâm kiên cường chiến đấu trên mặt trận chống đói nghèo. Ban đầu công ty chỉ có 10 công nhân lao động, đến nay công ty TNHH Mạnh Cường đã có trên 150 công nhân làm việc chính thức thường xuyên ổn định và hơn 300 công nhân lao động thời vụ luôn đáp ứng được công ăn việc làm, chế độ theo quy định cho người lao động trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, đặc biệt là tạo công ăn việc làm cho con em hộ nghèo, gia đình chính sách, gia đình đồng đội và người lao động các địa bàn khác ở trong tỉnh Thanh Hóa, vượt ra tỉnh ngoài như Ninh Bình, Nghệ an... Công ty TNHH Mạnh Cường luôn luôn đảm bảo quyền lợi đẩy đủ kịp thời cho người người lao động theo Luật Lao động; đồng thời Công ty cũng luôn chấp hành nghiêm túc các quy định của Đảng, Nhà nước, của địa phương.

    Ngoài phát triển kinh tế, ông còn tích cực tham gia các phong trào hoạt động của khu phố, gương mẫu đóng góp ủng hộ khu phố, các cơ quan, ban, ngành đóng trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn và thị xã Tam Điệp (Ninh Bình). Sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong làm ăn phát triển kinh tế, giúp đỡ đồng chí đồng đội, bà con có hoàn cảnh khó khăn, đóng góp xây dựng các phong trào của quê hương. Bên cạnh đó, ông còn vận động đồng đội đóng góp xây dựng 2 nhà tình nghĩa trị giá 185 triệu đồng cho 2 vợ liệt sĩ cùng nhiều hoạt động xã hội thiết thực khác bằng cả vật chất và tinh thần.

    Với bản lĩnh kiên cường, bệnh binh Phạm Văn Chiển vững vàng vươn lên trong cuộc sống, trở thành điển hình doanh nhân xản xuất, kinh doanh giỏi ở thời bình. Đáng quý hơn cả, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, ông vẫn đem tâm huyết, trí tuệ cống hiến cho cộng đồng, giữ cho mình vẹn nguyên "chất lính"./.

    Ngọc Hà

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/benh-binh-pham-van-chien-vuot-kho-vuon-len-tro-thanh-doanh-nhan-thanh-dat-a511515.html
    Bệnh binh Đỗ Tiến Lực xung kích trên

    Bệnh binh Đỗ Tiến Lực xung kích trên "mặt trận" kinh tế

    Đã thành nét đẹp truyền thống, những ngày tháng 7 hàng năm là dịp để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thể hiện sự tri ân đối những người có công với nước. Nhân dịp này, chúng tôi được gặp gỡ bệnh binh hạng 2 Đỗ Tiến Lực (SN 1952) ở bản Thành Công, xã San Thàng (thành phố Lai Châu) là tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế của địa phương.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bệnh binh Đỗ Tiến Lực xung kích trên

    Bệnh binh Đỗ Tiến Lực xung kích trên "mặt trận" kinh tế

    Đã thành nét đẹp truyền thống, những ngày tháng 7 hàng năm là dịp để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thể hiện sự tri ân đối những người có công với nước. Nhân dịp này, chúng tôi được gặp gỡ bệnh binh hạng 2 Đỗ Tiến Lực (SN 1952) ở bản Thành Công, xã San Thàng (thành phố Lai Châu) là tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế của địa phương.

    Trung tâm điều dưỡng người có công Bắc Giang: Nâng cao chất lượng điều dưỡng thương binh, bệnh binh

    Trung tâm điều dưỡng người có công Bắc Giang: Nâng cao chất lượng điều dưỡng thương binh, bệnh binh

    Những năm qua, Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Bắc Giang với mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc người có công (NCC), cán bộ, viên chức Trung tâm Điều dưỡng NCC tỉnh Bắc Giang (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) nỗ lực bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan xanh-sạch-đẹp góp phần cải thiện nâng cao chất lượng điều dưỡng người có công, để lại dấu ấn tốt đẹp với các thương binh (TB), bệnh binh (BB).