+Aa-
    Zalo

    Bệnh trĩ là gì, dấu hiệu và cách chữa hiệu quả không ngờ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bệnh trĩ là một trong những bệnh khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bệnh trĩ là gì, biểu hiện và cách chữa bệnh trí như thế nào?

    Bệnh trĩ là một trong những bệnh khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bệnh trĩ là gì, biểu hiện và cách chữa bệnh trí như thế nào?

    Bệnh trĩ là gì, có lây và di truyền không

    Bệnh trĩ (tiếng anh là hemorrhoid) là tình trạng các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn (búi trĩ) bị sa giãn quá mức bình thường. Nó tương tự như bệnh giãn tĩnh mạch nhưng ở vị trí hậu môn.

    Căn bệnh này rất thường gặp trong cộng đồng, theo thống kê, 7/10 người sẽ mắc bệnh ở một khoảng thời gian nào đó trong đời.

    Bệnh trĩ không lây và cũng không di truyền.

    Bệnh trĩ được phân ra thành 3 dạng phổ biến tùy theo vị trí của chúng:

    Bệnh trĩ nội

    Nếu búi trĩ nằm bên trên đường lược thì là trĩ nội. Nó được phân ra làm 4 độ:

    • Trĩ nội độ 1: búi trĩ mới bắt đầu hình thành, đa số mọi người sẽ không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được nó.

    • Trĩ nội độ 2: khi bạn đi đại tiện búi trĩ lòi 1 tí ra ngoài và sau đó nó sẽ tự thụt lên được.

    • Trĩ nội độ 3: bạn đi đại tiện, búi trĩ lòi ra ngoài sau đó bạn phải dùng tay nhét vào thì nó mới co lên.

    • Trĩ nội độ 4: búi trĩ nằm hoàn toàn ngoài hậu môn và không thể nhét vào trong được.

    Trĩ nội giai đoạn đầu chỉ được phát hiện khi nội soi hậu môn bằng các thiết bị chuyên khoa.

    Thông thường độ 1 và 2 sẽ không có gì đau đớn, nhưng độ 3 và nhất là độ 4 khi búi trĩ đã nằm hoàn toàn bên ngoài sẽ rất dễ cọ xát với quần áo hoặc phân cứng gây đau rát khó chịu kèm theo chảy máu.

    Bệnh trĩ ngoại

    Khí các búi trĩ nằm xung quanh, phía ngoài lỗ hậu môn sa giãn quá mức sẽ hình thành bệnh trĩ ngoại  Trĩ ngoại có đặc điểm là nằm ngoài ống hậu môn, bao bọc búi trĩ ngoại là da.

    Khác với trĩ nội do nằm bên ngoài nên trĩ ngoại dễ phát hiện hơn và cũng đau hơn trĩ nội, bạn có thể lấy tay sờ thấy búi trĩ cộm cộm xung quanh lỗ hậu môn của mình.

    Bệnh trĩ hỗn hợp

    Một người bị cả trĩ nội và ngoại đến khi búi trĩ nội ngày càng to và sa xuống dưới hợp với búi trĩ ngoại tạo thành trĩ hỗn hợp.

    Dấu hiệu bệnh trĩ

    Bệnh trĩ không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng nhất là ở giai đoạn đầu thường chỉ là táo bón hoặc lâu lâu có một ít máu dính trong phân, vì vậy bạn có thể không biết mình đang mắc bệnh cho đến khi nó nặng hơn.

    Ở giai đoạn nặng thì bệnh trĩ có những triệu chứng rất điển hình là:

    • Một khối căng phồng ngay hậu môn của bạn do búi trĩ ngoại hoặc do búi trĩ nội lòi ra ngoài.

    • Ngứa và đau rát xung quanh vùng hậu môn do búi trĩ khi to, viêm sưng sẽ tiết dịch nhầy gây ngứa ngáy và có mùi hôi.

    • Chảy máu khi đi đại tiện.

    Chảy máu khi đi đại tiện là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh trĩ khi chúng còn nhẹ, bạn cần đi khám nếu gặp chúng thường xuyên.

    Nguyên nhân bệnh trĩ

    Các búi tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng sẽ có xu hướng bị giãn ra hoặc sưng lên nếu chịu áp lực thường xuyên.

    Các áp lực này đến từ các nguyên nhân sau:

    Bệnh trĩ có nguy hiểm không

    Bệnh trĩ không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nếu để lâu không điều trị bệnh trĩ sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm như mất máu, nhiễm trùng nặng hơn là hoại tử hậu môn, huyết khối, sa nghẹt búi trĩ...

    Cách chữa bệnh trĩ

    Cách chữa bệnh trĩ nhẹ tại nhà

    Cách chữa đầu tiên là làm sao để cho phân của bạn mềm khiến cho nó dễ dàng thoát ra ngoài mà không cần rặn nhiều. Một số mẹo sau sẽ hữu ích với bạn:

    Tiếp theo sẽ là:

    • Sử dụng các loại kem bôi đối với trĩ ngoại hoặc thuốc đạn đối với trĩ nội sẽ giúp giảm nhanh cơn đau rát của trĩ gây ra, một số loại thuốc phổ biến hiện nay là hemorrhostop, preparation h, titanoreine..., nếu không có thể chườm 1 túi đá lạnh vào búi trĩ khoảng 15p để giảm sưng đau.

    • Ngâm hậu môn: trong một chậu nước to hoặc bồn tắm bằng nước muối ấm. Vừa ngâm vừa lấy tay xoa nhẹ búi trĩ đang sưng sẽ giúp giảm đau, giảm sưng, đồng thời cũng là cách làm sạch và tránh nhiễm trùng.

    Bạn cũng có thể thực hiện một số phương pháp dân gian chữa bệnh trĩ rất hay bằng rau diếp cá, lá trầu không, lá thiên lý....tuy nhiên tất cả các phương pháp trên chỉ có hiệu quả khi bệnh trĩ ở mức độ nhẹ.

    Điều trị bệnh trĩ nặng tại bệnh viện

    Bệnh trĩ giai đoạn 1, 2 chữa rất nhanh khỏi nhưng khi để lâu và đã sang giai đoạn 4 chỉ còn một cách điều trị duy nhất là phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Vì lúc này búi trĩ đã quá to, kèm theo những biến chứng nên không thể phục hồi bằng thuốc nam hay các phương pháp dân gian được.

    Các phương pháp được dùng nhiều nhất hiện nay là:

    • Thắt trĩ bằng vòng cao su: bác sĩ sử dụng một vòng cao su thắt búi trĩ lại, từ từ nó sẽ teo và rụng.

    • Chích xơ: các bác sĩ chích một hợp chất vào mạch máu để làm teo lại các búi trĩ.

    • Cắt trĩ: bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật khi búi trĩ quá to hoặc các phương pháp trên không có tác dụng. Các phương pháp phổ biến là cắt trĩ bằng laser, phương pháp hcpt, phương pháp pph, phương pháp milligan morgan.

    Bài thuốc điều trị bệnh trĩ toàn diện nhất hiện nay

    Trong cuốn “Dược học cổ truyền” có ghi: Bài thuốc chữa bệnh trĩ Đông y cần đảm bảo 3 yếu tố gồm Bổ trung khí thăng đề, Chỉ huyết hoạt huyết hóa ứ và Nhuận trường.

    Hiện nay chỉ có bài thuốc Khang Trĩ Thang cùa phòng khám Đông Y Y Tâm Đường là đáp ứng được đầy đủ 3 nguyên tắc này.

    Khang Trĩ Thang gồm 12 vị thuốc quý đáp ứng đầy đủ 3 tác dụng quan trọng nhất của một bài thuốc điều trị bệnh trĩ là:

    • Bổ trung khí, thăng đề: nghĩa là phục hồi lại vị trí búi trĩ sa giãn trở về vị trí ban đầu bằng 8 vị thuốc Đảng sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Bạch truật, Thăng ma, Sài hồ, Trần bì, Cam thảo.

    • Chỉ huyết, hoạt huyết hóa ứ: chỉ huyết là cầm máu do chảy máu trĩ, hoạt huyết hóa ứ là tăng tuần hoàn máu tránh hình thành huyết khối do tụ máu ở búi trĩ bị sưng phồng gồm 2 thảo dược quý là Tam thất và Hoa hòe.

    • Nhuận trường: giúp đi cầu dễ dàng hơn gồm 2 thành phần là mè đen và diếp cá.

    Với 3 tác dụng trên sẽ giúp bệnh nhân đi tiêu nhẹ nhàng, không đau rát, không chảy máu, búi trĩ thu gọn, hậu môn khô ráo không còn tiết dịch và ngứa ngáy.


    Theo thống kê, đã có trên 1000 bệnh nhân trĩ đạt hiệu quả điều trị tích cực, tỉ lệ khỏi bệnh trên 80%, ít bị tái phát và không cần phẫu thuật. Các bác sĩ đầu ngành đánh giá rất cao Khang Trĩ Thang, cho rằng đây là bài thuốc rất khoa học điều trị vào tận căn nguyên của bệnh trĩ.

    Lưu ý thuốc chỉ có tác dụng với bệnh trĩ độ 1 2 3. Còn với bệnh trĩ ngoại đã có biến chứng hay bệnh trĩ nội độ 4 có búi trĩ sa ra ngoài quá to bắt buộc phải phẫu thuật.

    Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:

    Phòng khám đông y Y Tâm Đường: 40/4C mặt tiền, Đường Phan Văn Hớn, Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, Hồ Chí Minh.

    Giấy phép hoạt động: 05816/SYT-GPHĐ

    Hotline: 02835901280

    Website: https://ytamduong.vn/khang-tri-thang

     Tuấn Anh

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/benh-tri-la-gi-dau-hieu-va-cach-chua-hieu-qua-khong-ngo-a259526.html
    Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

    Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

    Bệnh trĩ có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân khi mà các triệu chứng như chảy máu, sa búi trĩ, đau nhói, khó sinh hoạt thường xuyên xảy ra...

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

    Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

    Bệnh trĩ có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân khi mà các triệu chứng như chảy máu, sa búi trĩ, đau nhói, khó sinh hoạt thường xuyên xảy ra...