+Aa-
    Zalo

    "Bêu" tên người vi phạm giao thông lên báo: Có đúng luật?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Việc “bêu" tên người vi phạm giao thông lên phương tiện thông tin đại chúng của UBND TP Đà Nẵng gặp nhiều ý kiến trái chiều. Vậy việc "bêu" tên này liệu có tốt??

    (ĐSPL) - Việc “bêu" tên người vi phạm giao thông lên phương tiện thông tin đại chúng của UBND TP Đà Nẵng đang gặp nhiều ý kiến trái chiều. Vậy việc "bêu" tên này liệu có tốt?

    [mecloud]c0SfWfbQgW[/mecloud]

    Việc “bêu tên” người vi phạm trật tự an toàn giao thông lên các phương tiện thông tin đại chúng không phải là sáng kiến mới. Trước đó, dư luận đã có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh đề xuất được cho là vi phạm quyền riêng tư, quyền cá nhân của người dân. Tuy nhiên, mới đây TP. Đà Nẵng đã áp dụng “bêu tên” người vi phạm giao thông lên báo.  

    Phương án đăng tải danh sách người vi phạm lên báo đã được Văn phòng UBND TP.Đà Nẵng đồng tình. Trước đó, ngày 12/5, Văn phòng UBND TP. đã ra văn bản thông báo kết luận của Chủ tịch UBND Huỳnh Đức Thơ về việc siết chặt công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.

    Đồng thời với việc đăng tải các trường hợp vi phạm giao thông lên báo, Đà Nẵng cũng đang nghiên cứu xây dựng một trang web đăng tải các xe vi phạm giao thông trên địa bàn. Hiện, Sở Giao thông vận tải Đà Nẵng đã sử dụng trang web của đơn vị mình để đưa tên các phương tiện vi phạm giao thông qua cầu Thuận Phước.

    Thực hiện theo chủ trương đó, thông qua camera giám sát ghi hình ở hai đầu cầu này, Thanh tra giao thông của sở Giao thông vận tải sẽ đưa ra kết luận về trường hợp vi phạm. Từ tháng 7/2015, báo Đà Nẵng và báo Công an Đà Nẵng đăng tải danh sách các phương tiện vi phạm.

    "Bêu" tên người vi phạm giao thông trên báo chí liệu có tốt?? - Ảnh minh họa

    “Bêu" tên người vi phạm giao thông lên báo liệu có tốt?

    Theo luật gia Đồng Xuân Thuận, với thực trạng tai nạn giao thông hiện nay, rất cần những biện pháp mạnh để giảm tai nạn giao thông, đặc biệt thiệt hại về người. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông hầu hết xuất phát từ các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông như vượt đèn đỏ, vượt quá tốc độ, nồng độ cồn vượt quá quy định...

    Thực tế, trước đây chúng ta đã áp dụng biện pháp thông báo vi phạm đến công an cấp xã, phường, thị trấn nơi người vi phạm cư trú, công tác, học tập để theo dõi giáo dục. Cách làm này đã mang lại những hiệu quả tích cực, giúp nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông của người dân.

    Xét trên khía cạnh nào đó, việc áp dụng biện pháp “bêu tên” người vi phạm an toàn giao thông trên các phương tiện đại chúng không ảnh hưởng đến quyền riêng tư, quyền cá nhân.

    Thực tế, trước khi người vi phạm đã được gửi văn bản nộp phạt nhiều lần mà vẫn không chấp hành thì việc bị nêu tên trên báo chí là biện pháp cần thiết, không có gì là oan ức.

    Tuy nhiên, theo luật gia này, Luật Xử lý vi phạm hành chính đã không cho phép cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính công bố công khai về việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông. Nghị định 171/2013 của Chính phủ cũng không có bất kỳ quy định nào cho phép được quyền công bố công khai việc xử phạt, kể cả trên trang thông tin điện tử của cơ quan đó cũng như các cơ quan truyền thông, báo chí. Tuy nhiên, trên thực tế, các cơ quan chức năng vẫn có thể “bêu tên” người vi phạm lên báo chí với mục đích răn đe, tích cực nhằm giảm tai nạn giao thông.

    [mecloud]jYGTCnjhtK[/mecloud]

    Vi phạm nào bị bêu tên trên báo chí?

    Điều 72 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định việc công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính:

    Trường hợp vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; dược; khám bệnh, chữa bệnh; lao động; xây dựng; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo vệ môi trường; thuế; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; đo lường; sản xuất, buôn bán hàng giả mà gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội thì cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công bố công khai về việc xử phạt.

    Nội dung công bố công khai bao gồm cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, hành vi vi phạm, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả.

    Việc công bố công khai được thực hiện trên trang thông tin điện tử hoặc báo của cơ quan quản lý cấp bộ, cấp sở hoặc của UBND cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm hành chính.

    BTV

    [mecloud]IZrQV62Adz[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/beu-ten-nguoi-vi-pham-giao-thong-len-bao-co-dung-luat-a105107.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.