+Aa-
    Zalo

    Bị mẹ chồng nhiếc móc vì “món nợ” thách cưới 30 triệu đồng

    • DSPL
    ĐS&PL Ngày đầu tiên tôi về làm dâu câu đầu tiên tôi được nghe từ mẹ chồng không phải những lời quan tâm hỏi han mà là câu nói: “Hai vợ chồng mày nhanh lo làm ăn mà trả nợ".

    Ngày đầu tiên tôi về làm dâu câu đầu tiên tôi được nghe từ mẹ chồng không phải những lời quan tâm hỏi han mà là câu nói: “Hai vợ chồng mày nhanh lo làm ăn mà trả khoản nợ 30 triệu đồng cho tao”.

    Tôi cảm thấy mệt mỏi vì mẹ chồng hà khắc như thế- Ảnh minh họa

    Ngày tôi quyết định lấy anh làm chồng là một khó khăn lớn đối với tôi. Vốn dĩ tôi không thích lấy chồng xa vì tôi là con 1 mà bố mẹ tôi cũng đã già yếu. Cũng vì hai đứa đã yêu nhau quá lâu và không nỡ bỏ anh tôi đành bất chấp hơn 500km về nhà anh làm dâu.

    Ngay từ khi ra mắt tôi không mấy thiện cảm với mẹ chồng, bà lạnh lùng, ít nói và mặt đăm đăm khiến tôi muốn gần cũng khó. Nhưng tôi nghĩ trước lạ sau quen, mình cứ sống tử tế thì chắc không thành vấn đề. Tuy nhiên, tôi sốc khi mới ngày đầu tiên về làm dâu, sau bữa ăn bà ngồi phán xanh rờn: “Hai vợ chồng mày nhanh lo làm ăn mà trả khoản nợ 30 triệu đồng cho tao”. Tôi chạnh lòng và chỉ biết dạ vâng.

    Hỏi ra tôi mới biết, quê anh không có tục thách cưới, việc bỏ tiền ra “mua vợ” như chồng tôi khiến mẹ chồng tôi ấm ức và đó là lý do vì sao bà quyết đòi lại “món nợ” 30 triệu đồng đó. Có lần, sau khi va chạm với nàng dâu, tôi còn nghe mẹ chồng nhiếc móc con trai: “Mẹ nói thật, nếu mẹ không thương anh mẹ chẳng bao giờ bỏ chừng đó tiền để hỏi vợ cho anh đâu. Anh nói xem, điều kiện kinh tế nhà mình, số tiền đó có ít không? Anh đừng nghĩ là tiền sẵn có nhé. Bao năm nay đi làm, anh đưa cho mẹ được đồng nào? Những khoản chi tiêu trong gia đình liệu anh có nắm được? Hay anh cứ “ỷ lại” hết vào bà mẹ già này”.

    Chưa hả dạ, bà nói tiếp: “Người ta lấy vợ được nhờ, đằng này anh lấy vợ chẳng khác gì ôm về “cục nợ”. Cô ta suốt ngày mặt mũi đăm chiêu, khó coi lắm. Nói chung, tôi cũng mệt mỏi vô cùng, tôi chỉ mong anh chị sớm cuốn gói ra ở riêng cho tôi nhờ. Ở chung thế này, tuổi cao sức yếu lại phải phục vụ cả hai anh chị tôi cũng mệt mỏi lắm rồi. Anh xem, bảo cô ta làm gì thì làm, mau sửa soạn mà trả lại tôi số tiền 30 triệu đồng hôm cưới đi. Tôi già rồi, đồng nào cũng quý hết”.

    Trước những lời mẹ nói, chồng tôi có lẽ cũng quá mệt mỏi mà nói luôn với mẹ: “Con thấy, mẹ cứ nhắc đi nhắc lại mấy chuyện này. Mẹ nói suốt từ hồi chúng con cưới nhau, mẹ nghe mãi không chán à? Tiền cô ấy cầm nhưng cũng đâu phải chi tiêu riêng cho cá nhân cô ấy. Bao nhiêu vật dụng trong nhà, cô ấy cũng trích từ tiền đó mà sắm sửa. Tiền ăn uống, chi tiêu hằng ngày cũng cô ấy lo đó mẹ. Mẹ cứ nghi kỵ, nói về con dâu như thế, con thấy không ổn”.

    Tới đây, bà được thể làm ầm lên: “Anh coi trọng nó hơn mẹ mình sao? Tiền đó là tiền nước mắt mồ hôi của thân già này đó. Tôi không biết anh chị tiêu gì, mua gì, sắm gì… Càng không muốn nghe nói nữa. Mau mau thu xếp, gửi trước Tết này cho mẹ”. Bà nói rồi, ôm đầu thở dài, làm động tác mệt mỏi khiến chồng tôi chỉ lắc đầu ngao ngán.

    Nói thật, sau những lúc căng thẳng như thế, tôi chợt nghĩ, nếu không vì bố mẹ tôi cũng già yếu, nếu không vì vợ chồng tôi phải trả nợ sau vụ lo đám cưới tôi đã cầm hết số tiền mừng trả ngay và luôn cho bà. Tôi không muốn nghe những lời bà sỉ vả, nhiếc móc con cái như thế. Càng không muốn thành kẻ “mang ơn”, cầm tiền của bà để chi tiêu việc “cá nhân” như bà nói.

    Tự nhiên nghĩ thấy tủi, phận đàn bà đi lấy chồng bèo bọt quá. Cha mẹ nuôi bao năm ăn học khôn lớn, lớn rồi chưa báo hiếu ba mẹ được ngày nào đã phải đi phục vụ cha mẹ nhà người ta. Chưa nói, cái giá 30 triệu đồng kia sao mà nó rẻ mạt đến vậy.

    Chị họ tôi biết chuyện, còn động viên bảo tôi cứ thư thư gửi bà sau. Giờ tôi mà nóng giận, vét hết sổ tiết kiệm rồi vay mượn gửi bà thì tôi sẽ sống cảnh túng thiếu. Chưa kể, số tiền đó tôi xứng đáng được hưởng, vì tiền cưới xin, lễ lạt là tiền cả hai vợ chồng tôi góp vào đó. Chị cũng động viên: “May mà chồng em còn yêu thương, thấu hiểu, anh ta không nghe mẹ mà nhiếc móc, sỉ vả em. Còn nếu, gặp phải gã chồng nhu nhược, em sẽ khổ bội phần”. Chị cũng khuyên tôi, nên tâm sự, trao đổi để nhận được sự sẻ chia, ủng hộ từ chồng.

    Dù thế, tôi cũng nói rõ với chồng mình, thư thư ra Tết tôi sẽ cố gắng gom góp để trả sạch số tiền đó cho mẹ chồng. Nói thật, ngày nào cũng nghe bà nói, bà phàn nàn thế này tôi thực sự mệt mỏi vô cùng.

    Ngọc Linh

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bi-me-chong-nhiec-moc-vi-mon-no-thach-cuoi-30-trieu-dong-a305806.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Buông tay

    Buông tay

    Đôi khi em muốn từ bỏ thứ mà trước đây bản thân đã sống chết để theo đuổi bằng được vì ở thời điểm hiện tại nó không còn phù hợp.