+Aa-
    Zalo

    Bí quyết đánh son không bị nhiễm chì, chị em cần biết

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hãy thực hiện các cách sau đây để có thể yên tâm dùng son môi mà không lo bị nhiễm độc chì hại sức khỏe.

    Hãy thực hiện các cách sau đây để có thể yên tâm dùng son môi mà không lo bị nhiễm độc chì hại sức khỏe.

    Lựa chọn và sử dụng son môi

    Nên lựa chọn các hãng mỹ phẩm uy tín, đảm bảo độ tin cậy và có nguồn gốc rõ ràng khi mua son để tránh nhiễm chì - Ảnh minh họa.

    Điều đầu tiên, khi mua son môi, chị em nên lựa chọn các hãng uy tín, độ tin cậy cao và có nguồn gốc rõ ràng. Trong quá trình sử dụng, bạn nhớ thường xuyên kiểm tra và tuyệt đối không dùng son đã quá hạn sử dụng.

    Nhiều chị em có thói quen đánh son liên tục nhưng thực tế điều này hoàn toàn không tốt cho đôi môi. Cách tốt nhất là chỉ nên dùng khi cần thiết và hạn chế dùng nhiều để môi được thông thoáng hoặc dưỡng môi bằng các nguyên liệu thiên nhiên.

    Tẩy da chết cho môi

    Tẩy da chết cho môi là cách loại bỏ độc tố bám trên da. Ảnh minh họa

    tế bào chết là giải pháp tuyệt vời để đánh son môi không bị khô môi bởi nó làm sạch các mảng da khô và nhăn nheo trên đôi môi. Khi đó, đánh son lên các bạn ko nhìn thấy những vết nứt, nẻ hay bong vảy ở môi. Thay vào đó, bạn có thể tẩy da chết cho môi bằng các mỹ phẩm có sẵn, hoặc hỗn hợp đường nâu – dầu ô liu – mật ong, hoặc muối….

    Đối với những loại son có độ bám cao, khó chùi, chị em có thể dùng hỗn hợp chanh với đường chà nhẹ lên môi. Việc làm này có tác dụng làm sạch độc tố trong son và giúp tẩy tế bào chết hiệu quả.

    Bôi son dưỡng ẩm trước khi đánh son

    Trước khi tô son, chị em nên dưỡng môi bằng một lớp dầu dừa hoặc mật ong để bảo vệ cho đôi môi - Ảnh minh họa.

    Bất kỳ dòng son lỳ nào cũng đều có chì, dù ít dù nhiều, vì không có chì thì son không thể bám trên môi lâu được. Chính vì thế để bảo vệ cho đôi môi của mình bạn nên dùng son dưỡng hoặc dưỡng ẩm cho môi trước khi đánh các loại son khác – tránh tiếp xúc son màu lên môi, gây hại cho môi, về lâu về dài sẽ khiến môi thâm và nhợt nhạt. Hơn nữa khi thoa son dưỡng trước khi đánh son lỳ thì khi đánh son lỳ đè lên sẽ dễ dàng hơn do môi không còn bị khô nữa.

    Theo đó, trước khi tô son nên bôi một ít mật ong hoặc dầu dừa lên môi để tạo lớp bảo vệ giúp hạn chế lượng chì tiếp xúc lên da môi. Cuối ngày, dùng vài giọt chanh thấm vào môi, axit trong chanh sẽ đánh bay lượng chì, giúp cho đôi môi giữ được độ mềm mại.

    Lưu ý lượng son tô trên môi

    Có rất nhiều bạn thường tô son rất đậm, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy đó là một lớp rất dày. Thật khổ thân đôi môi, nó phải gánh một khối lượng son môi khá lớn. Nếu như bạn đánh một lớp phấn nền và phấn má dày lên mặt, da bạn có thể bị bít lỗ chân lông. Vậy còn môi thì sao? Các tế bào da sẽ hoạt động như thế nào khi bạn sử dụng một lượng son lớn như vậy?

    Lời khuyên dành cho bạn rằng, nếu bạn dùng son màu, bạn chỉ nên thoa một lớp mỏng và chú ý làm nổi bật từng nét trên môi, chứ không nên tô đậm. Nếu bạn dùng thêm son bóng, bạn chỉ nên tô một chút ở giữa để những đường nét trên môi được tô đậm và đôi môi nhìn sẽ hấp dẫn hơn.

    Bổ sung thực phẩm giải độc chì

    Nhiêm chì từ son môi gây nhiều tác hại không tốt cho cơ thể. Ảnh minh họa

    Ngoài những cách trên, việc bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm chì từ bên trong cũng rất quan trọng. Tuy chì trong các thỏi son là có định mức an toàn được cấp phép nhưng tích tụ lâu ngày sẽ khiến cơ thể chứa 1 lượng tương đối và điều này thì không hề tốt cho bạn.

    Hãy ăn nhiều thực phẩm có khả năng giúp đào thải độc tố bên trong cơ thể ra ngoài như bắp cải, mướp đắng, những loại giàu vitamin C, cà rốt, sữa chua, cà chua, trà, tỏi,…

    Bảo vệ gan

    Gan là cơ quan có tác dụng thanh lọc và thực hiện chức năng giải độc cho cơ thể. Cho nên, bảo vệ gan tốt cũng là một cách để hạn chế những ảnh hưởng do nhiễm độc chì gây ra. Ngoài việc tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống khoa học, phái đẹp nên uống đủ 2 - 2,5 lít nước/ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh.

    Minh Khôi(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bi-quyet-danh-son-khong-bi-nhiem-chi-chi-em-can-biet-a327022.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan