+Aa-
    Zalo

    Bị rắn độc cắn, bé trai 13 tuổi nguy kịch vì tin lời thầy lang

    (ĐS&PL) - Sau khi bị rắn độc cắn, bé trai học lớp 7 ở An Giang được thầy thuốc địa phương chữa trị nhưng vết thương bị nhiễm trùng, hoại tử.

    Ngày 19/4, chia sẻ với báo chí, bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ (khoa hồi sức tích cực bệnh viện Nhi đồng TP.HCM) cho biết, bệnh viện vừa cấp cứu thành công một bé trai học lớp 7 bị rắn lục nưa, hay còn gọi là rắn hổ bướm, cắn (theo nhận dạng của phụ huynh và người dân địa phương). Đây là một loài rắn cực độc ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và rừng núi biên giới Campuchia.

    Theo gia đình bé trai, trong lúc đốn chuối, bé trai bị rắn hổ bướm cắn. Mẹ em đã hút nọc độc, lấy găng tay băng ép cột thắt vùng trên vết cắn cho em nhưng máu vẫn chảy liên tục. Cả nhà sau đó đưa em đến thầy vườn chuyên trị rắn cắn ở địa phương.

    bi ran doc can be trai 13 tuoi nguy kich vi tin loi thay lang
    Bệnh nhân bị rắn độc cắn đang được điều trị tại bệnh viện. Ảnh: Tuổi Trẻ

    Sau 3 ngày thầy băng thuốc vết thương bị nhiễm trùng, nổi bóng nước lan tỏa. Các vết bầm da trên cơ thể bệnh nhi xuất hiện và lan nhanh ra toàn thân. Bên cạnh đó, trẻ đối mặt với những cơn đau nửa thân người bên trái và đau ê ẩm vùng bụng, lúc này gia đình mới đưa đến bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM cấp cứu.

    Thời điểm nhập viện, bé trai trong tình trạng cơ thể bị nhiễm độc nặng, bàn tay trái bị nhiễm trùng, hoạt tử. Kết quả xét nghiệm ghi nhận, trẻ bị rối loạn đông máu. Y bác sĩ đã khẩn trương cắt lọc, băng vô khuẩn, giảm đau, truyền kháng độc tố rắn lục và liên tục các loại huyết thanh, chế phẩm máu để điều chỉnh rối loạn đông máu...

    Sau 3 ngày điều trị tại bệnh viện, bé trai đã tỉnh táo và hoạt bát hơn. 

    Bác sĩ Vũ khuyến cáo, trong trường hợp bị rắn độc cắn, người dân cần lập tức gọi số khẩn cấp cho bệnh viện gần nhất để được cấp cứu bằng huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu đã được dự trữ sẵn, đặc biệt khi là thấy vết thương có dấu hiệu đổi màu, bắt đầu sưng hoặc đau. Không nên đắp thuốc, điều trị theo các phương pháp dân gian truyền miệng để tránh nguy cơ tử vong hoặc biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

    Hoàng Yên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bi-ran-doc-can-be-trai-13-tuoi-nguy-kich-vi-tin-loi-thay-lang-a534659.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan