+Aa-
    Zalo

    Bị rút trộm 6,1 tỷ đồng trong tài khoản sau khi cài phần mềm giả mạo bộ Công an

    • DSPL
    ĐS&PL Sau khi cài đặt app mang tên "bộ Công an" thành công, vừa hoàn tất đăng nhập các thông tin cá nhân và mã OTP tài khoản ngân hàng, chị M. phát hiện bị rút trộm 6,1 tỷ đồng

    Sau khi cài đặt app mang tên "bộ Công an" thành công, vừa hoàn tất đăng nhập các thông tin cá nhân và mã OTP tài khoản ngân hàng, chị M. (trú tại Hà Nội) phát hiện bị rút trộm 6,1 tỷ đồng trong tài khoản.

    Công an quận Đống Đa (Hà Nội) đang phối hợp các cơ quan chức năng xác minh vụ giả danh cán bộ Bộ Công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với số tiền chiếm đoạt lên tới hơn 6 tỷ đồng.

    Trước đó, ngày 26/1, Công an quận Đống Đa tiếp nhận đơn trình báo của chị M. (trú tại Hà Nội) về việc nhận được một cuộc điện thoại từ một người lại tự xưng là cán bộ điều tra.

    Người này thông báo đang điều tra vụ án ma tuý liên quan chị M. và yêu cầu kê khai số tiền trong các tài khoản ngân hàng. "Cán bộ điều tra" sau đó yêu cầu nạn nhân thay đổi điện thoại đang dùng sang sử dụng điện thoại sử dụng hệ điều hành Android.

    Lấy lý do "bảo mật thông tin tài khoản", "cán bộ điều tra" đề nghị chị M. tải và cài đặt ứng dụng mang tên "bộ Công an" (vn84app.apk) hiển thị phù hiệu công an.

    Giao diện app giả mạo bộ Công an. (Ảnh: Tuổi Trẻ)

    Sau khi cài đặt app mang tên "bộ Công an" thành công, chị M. tiếp tục làm theo hướng dẫn để điền tên đăng nhập, mật khẩu, tài khoản ngân hàng, họ tên, số chứng minh nhân dân (căn cước công dân)...

    Vừa hoàn tất đăng nhập các thông tin cá nhân và mã OTP tài khoản ngân hàng, chị Minh phát hiện bị rút trộm 6,1 tỷ đồng trong tài khoản.

    Được biết, "vn84app.apk" là phần mềm gián điệp. Khi được cài đặt lên các thiết bị thông minh, các tập tin mã độc này sẽ nghe lén cuộc gọi, đánh cắp dữ liệu, danh bạ điện thoại, tin nhắn của người dùng, trong đó có cả tin nhắn thông báo số dư tài khoản ngân hàng, mã OTP đăng nhập Internet Banking. Thông tin thu thập sẽ được gửi đến máy chủ điều khiển ở nước ngoài cho chúng dùng để chiếm toàn tiền trong tài khoản.

    Công an TP.Hà Nội khuyến cáo các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân tuyệt đối không truy cập vào các phần mềm giả mạo này, trường hợp đã tải tệp tin “vn84app.apk” trên thiết bị thông minh thì nhanh chóng gỡ bỏ, xóa tệp tin mã độc tránh bị các đối tượng xấu lợi dụng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

    Việt Hương (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bi-rut-trom-61-ty-dong-trong-tai-khoan-sau-khi-cai-phan-mem-gia-mao-bo-cong-an-a354587.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan