Bị từ chối cung cấp F-35, Thổ Nhĩ Kỳ có thể quay sang Su-57 của Nga


Thứ 5, 11/04/2019 | 14:15


Cùng sự kiện

Nga có thể sẽ tranh thủ lệnh trừng phạt của Mỹ để đề nghị phiên bản xuất khẩu của chiếc tiêm kích tiên tiến Su-57 của mình cho Ankara.

Nga có thể sẽ tranh thủ lệnh trừng phạt của Mỹ áp dụng đối với việc cung cấp F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ bằng việc đề nghị phiên bản xuất khẩu chiếc tiêm kích tiên tiến Su-57 của mình cho Ankara.

Tiêm kích Su-57. Ảnh: RIA Novosti, Vladimir Sergee.

Quyết định dừng cung cấp thiết bị cho các máy bay tiêm kích-ném bom F-35 dành cho Thổ Nhĩ Kỳ và, có thể, loại bỏ quốc gia này khỏi quá trình sản xuất những máy bay nói trên, nhiều khả năng, sẽ đẩy Ankara xích lại gần Moscow và mang tới cho Nga cơ hội đặc biệt và mong đợi từ lâu liên quan tới việc xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ các máy bay tiêm kích tiên tiến Su-57.

Điều này có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên, tuy nhiên quyết định của Mỹ dừng cung cấp thiết bị cho các máy bay tiêm kích-ném bom F-35 dành cho Thổ Nhĩ Kỳ và có thể loại bỏ nước này khỏi quá trình sản xuất những máy bay này – là một sự kiện quan trọng. Quyết định này của Washington, nhiều khả năng, sẽ đẩy Ankara xích lại gần Moscow và mang tới cho Nga cơ hội đặc biệt và mong đợi từ lâu liên quan tới việc xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ các máy bay tiêm kích tiên tiến Su-57.

Hôm 01/3/2019, đại diện của Bộ Quốc phòng Mỹ, thượng tá Không quân, Mike Andrews đã đưa ra tuyên bố như sau: “Trong khi chờ đợi quyết định cuối cùng của Thổ Nhĩ Kỳ về việc từ chối mua S-400, hoạt động cung cấp thiết bị và những công việc khác liên quan tới F-35 dành cho Thổ Nhĩ Kỳ, bị tạm dừng”.

Hãng thông tấn Reuter thông báo rằng, đợt cung cấp tiếp theo thiết bị huấn luyện và thiết bị dành cho F-35 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị đình chỉ. Thư ký báo chí của Bộ Quốc phòng Mỹ, ông Charles Summers thông báo chi tiết hơn về quyết định này: “Mỹ đã chứng tỏ rất rõ rằng, việc Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 là không thể chấp nhận được… Cho tới khi họ vẫn chưa từ bỏ quyết định mua S-400, Mỹ sẽ dừng việc cung cấp và những hoạt động khác liên quan tới công tác hỗ trợ các máy bay F-35 của Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ triển khai mua S-400, sự tham gia của họ vào chương trình F-35 sẽ bị đe doạ”.

Ông Summers cũng bổ sung thêm rằng, Lầu Năm Góc hiện nay đang tìm kiếm những nhà thầu cung cấp phụ tùng khác cho F-35, mà trước đây do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, để bảo vệ “chuỗi cung ứng” và “những khoản phối hợp đầu tư vào các công nghệ tối quan trọng của chúng tôi”.

Hạ viện Mỹ đang tiến hành xây dựng dự thảo văn bản luật mà có thể áp dụng lệnh cấm xuất khẩu dài hạn F-35 đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Giữa Mỹ và đồng minh lâu năm Thổ Nhĩ Kỳ có hàng loạt những bất đồng, tuy nhiên quyết định của Ankara mua các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga là nguyên nhân chính để thay đổi chính sáhc.

Cần phải nêu rõ rằng, trong trường hợp cùng lúc vận hành chiếc tiêm kích tối tân của Mỹ và tổ hợp phòng không tối tân của Nga, thì những rủi ro sở hữu công nghệ và trí tuệ là rất cao. Có khả năng điều đó sẽ tạo cơ hội có một không hai để Nga nghiên cứu kỹ lưỡng các hệ thống của F-35, những khả năng và cách thức triển khai chiến đấu của chiếc máy bay này.

Vào tuần trước, Ankara chính thức không đưa ra lời từ chối mua các hệ thống S-400, bất chấp áp lực rất lớn từ phía các quan chức ngoại giao và quốc phòng Mỹ nhằm thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống Patriot của Mỹ. Hiệu lực của đề xuất bán Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ từ phía Mỹ chính thức hết hạn vào ngày 31/3/2019.

Tổ hợp tên lửa phòng không S-400. Ảnh: geopolitica.ru

Ở mức độ nào đó, quyết định mua S-400 là cơ hội để Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan chứng minh sự độc lập của mình trước tầm ảnh hưởng của Washington – chính sách độc lập được triển khai tích cực từ thời điểm cuộc đảo chính bất thành xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ vào mùa hè năm 2016.

Những người ủng hộ Erdogan trong chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho tới nay vẫn buộc tội Mỹ liên quan tới việc tổ chức cuộc đảo chính này, tuy nhiên những tuyên bố của họ không kèm theo bất cứ bằng chứng nào. Đối với Điện Kremlin, thông tin về việc Mỹ hạn chế sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ vào chương trình F-35 và từ chối ý tưởng để ngành công nghiệp vũ trụ và quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào chương trình này, nghe có vẻ rất hữu dụng.

Hiện nay Nga đang tích cực và công khai tìm kiếm các đối tác mới để xuất khẩu các tiêm kích Su-57 sau khi Ấn Độ từ chối tham gia vào chương trình này.

Các lực lượng vũ trang của Nga không còn đủ tiền và Nga cũng không còn khả năng tiếp nhận nhiều máy bay này, và họ cần phải tìm kiếm nguồn doanh thu bên ngoài để cho việc sản xuất Su-57 ít nhiều mang lại hiệu quả. Nếu Nga không tìm được các khách hàng nước ngoài, thì thậm chí cả chương trình này cũng có thể bị đe doạ.

Thổ Nhĩ Kỳ cần phải mua 100 máy bay F-35 và là một trong những khách hàng lớn nhất từ trước đến nay. Nếu Nga đạt được thoả thuận với Thổ Nhĩ Kỳ về việc mua số lượng tương tự các máy bay tiêm kích Su-57 của mình, thì đó sẽ là thành công lớn cho chương trình này và giúp chính Nga có thể sắm được nhiều máy bay hơn cho quân đội của mình. Ngoài ra, trong trường hợp đó, quá trình nghiên cứu chế tạo các vũ khí chuyên dụng cho Su-57 này sẽ được đẩy nhanh.

Nga cũng có thể đề xuất với Thổ Nhĩ Kỳ những bù đắp cho lĩnh vực công nghiệp sau khi chấm dứt việc tham gia vào chương trình F-35. Hoạt động trao đổi trực tiếp công nghệ cũng có thể được xem xét. Thổ Nhĩ Kỳ có lẽ sẽ gật đầu, bởi vì họ vẫn đang tiếp tục triển khai dự án chế tạo tiêm kích thế hệ thứ năm TF-X của mình, với thời hạn dự kiến bàn giao cho quân đội vào đầu những năm 2030.

Tiêm kích F-35. Ảnh:Hurriyet Daily News

Điều quan trọng hơn cả, Su-57 hoặc thậm chí sự kết hợp của các máy bay Su-57 và Su-35 có thể được tích hợp trực tiếp với hệ thống S-400.

Cần nhấn mạnh rằng các máy bay tiêm kích Su-57 không phải là F-35, tuy nhiên chúng có một số những tính năng độc đáo, mà biến chúng trở thành các tiêm kích đáng gờm – đương nhiên nếu chúng sẽ hoạt động như những gì Nga tuyên bố. Hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu hai loại máy bay tiêm kích do Mỹ sản xuất. Các phi công Thổ Nhĩ Kỳ hiện vẫn đang lái các máy bay F-4 “Phantom” cổ nhất, mà cần phải được thay thế. Ngoài ra, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những lực lượng vũ trang có nhiều F-16 “Viper” nhất.

Cũng có tin đồn cho rằng, Nga đang coi Trung Quốc như một khách hàng tiềm năng của các máy bay tiêm kích, mà vẫn còn trong tưởng tượng, Su-57E. Đây sẽ là sự lựa chọn khá lạ lùng của Bắc Kinh, bởi vì hiện tại họ đã sở hữu hai chiếc máy bay tiêm kích tàng hình, mà một chiếc đã được bàn giao cho quân đội.

Tuy nhiên Trung Quốc có thể vẫn muốn mua thêm một vài máy bay tiêm kích của Nga. Trong quá khứ người Trung Quốc đã từng làm như vậy khi mua các máy bay Su-35 - hiện giờ các phiên bản sao chép những máy bay này đang được sản xuất tại Trung Quốc. Nếu như Nga muốn chia sẻ với Trung Quốc những công nghệ tối quan trọng của mình trong lĩnh vực chế tạo động cơ, thì hậu quả khiến các chương trình vũ trụ của quốc gia này gặp phải nhiều vấn đề.

Cũng vẫn còn hi vọng rằng Ấn Độ sẽ quay trở lại bàn đàm phán và tham gia lại chương trình này sau những cuộc đụng độ trên không với Pakistan xảy ra hồi cuối tháng 2 mà Ấn Độ mất một chiếc MiG-21. Tuy nhiên, khả năng này là rất ít, bởi vì Ấn Độ hiện nay đang triển khai một vài chương trình nhập khẩu các máy bay tiêm kích, cũng như xem xét khả năng mua thêm Su-30MKI và MiG-29 để từng bước thay thế các máy bay MiG-21 và MiG-27 đã cũ của mình.

Như vậy, Thổ Nhĩ Kỳ có thể mang lại cho Nga cơ hội tuyệt vời để xuất khẩu Su-57 trong trường hợp nếu Ankara muốn tiếp tục thoát ly khỏi Mỹ và các đồng minh trong khối NATO. Nếu điều đó xảy ra, thì Moscow sẽ tiếp tục làm sâu sắc thêm sự rạn nứt giữa NATO và một trong những thành viên có ảnh hưởng nhất của liên minh này.

Vấn đề ở chỗ Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng thoát ly khỏi NATO xa tới mức nào để có thể trở thành một cường quốc quân sự hiện đại. Tất cả những điều này sẽ khiến cho mối quan hệ Mỹ-Thổ nói chung đi vào ngõ cụt.

Tại sao Mỹ phải triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở một quốc gia, mà họ không còn có thể tin tưởng để vận hành các máy bay tiêm kích tối tân nhất của mình - những cỗ máy mà một loạt quốc gia đang xếp hàng để mua. Ngoài ra, điều này còn gióng lên hồi chuông báo động liên quan tới rủi ro công nghệ từ hàng loạt những máy bay chiến đấu hiện đại của Mỹ mà Thổ Nhĩ Kỳ đang sở hữu, như máy bay cảnh báo sớm E-7 và F-16C/D phiên bản Block 50 tối tân.

Chắc chắn Mỹ đang chuẩn bị cho việc Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không còn là đồng minh thân cận, mà bất cứ lúc nào cũng có thể cho Mỹ sử dụng không phận và căn cứ quân sự “Incirlik” để làm nơi triển khai các chiến dịch trong khu vực. Bằng chứng của điều này chính là việc Mỹ đang lên kế hoạch mở rộng các căn cứ của mình ở Jordany. Tuy nhiên, hậu cần chỉ là một trong hàng loạt những vấn đề mà Thổ Nhĩ Kỳ có thể nêu ra và quan trọng nhất trong số đó sẽ là vấn đề tư cách hội viên của quốc gia này trong khối NATO.

Bên cạnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không tiếp tục nhận F-35, còn những máy bay đã tiếp nhận trước đó sẽ được đưa vào kho bảo quản cho tới khi có những thông tin cụ thể.

NAM HIẾU (Theo inosmi.ru)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bi-tu-choi-cung-cap-f-35-tho-nhi-ky-co-the-quay-sang-su-57-cua-nga-a270068.html