Biên chế công chức sẽ được điều chỉnh như thế nào từ 20/7?


Thứ 6, 05/06/2020 | 23:57


Cùng sự kiện

Nghị định 62/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế công chức mới được Chính phủ ban hành sẽ có hiệu lực từ 20/7/2020 với nhiều quy định đáng chú ý.

Nghị định 62/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế công chức mới được Chính phủ ban hành sẽ có hiệu lực từ 20/7/2020 với nhiều quy định đáng chú ý liên quan đến việc điều chỉnh biên chế công chức.

Tình huống pháp luật - Biên chế công chức sẽ được điều chỉnh như thế nào từ 20/7?

Nghị định 62 đã điều chỉnh biên chế công chức và bổ sung quy định về trách nhiệm người đứng đầu cơ quan. Ảnh minh Họa 

Hiểu thế nào là biên chế công chức?

Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định hướng dẫn về biên chế công chức. Cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 62 năm 2020, căn cứ để xác định biên chế công chức gồm:

- Vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm;

- Mức độ hiện đại hóa về trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;

- Thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao;

- Riêng với cơ quan, tổ chức ở địa phương còn cần phải căn cứ vào quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Như vậy, so với quy định cũ nêu tại Nghị định 21/2010/NĐ-CP, quy định mới đã bỏ việc xác định biên chế công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. Điều này nhằm phù hợp với Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung sắp có hiệu lực từ 1/7/2020.

Theo khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, đối tượng là công chức bị thu hẹp theo hướng lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập không còn là công chức.

Những trường hợp điều chỉnh biên chế công chức

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 62, so với căn cứ điều chỉnh biên chế công chức được quy định tại Điều 11 Nghị định 21/2010/NĐ-CP, căn cứ điều chỉnh biên chế công chức từ 20/7/2020 đã có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể:

- Cơ quan, tổ chức có thay đổi một trong các căn cứ: Vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm; Thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao…;

- Thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

- Thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện;

- Bãi bỏ căn cứ “điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền”.

Như vậy, có thể thấy, so với quy định hiện hành, từ 20/7/2020, căn cứ điều chỉnh biên chế công chức có sự thay đổi đáng kể.

Trình tự, hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức

Tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 62, hồ sơ cần có gồm:

- Văn bản đề nghị điều chỉnh biên chế công chức;

- Đề án điều chỉnh biên chế công chức;

- Các tài liệu liên quan đến điều chỉnh biên chế công chức kèm theo.

Về cơ bản, các hồ sơ đều được giữ nguyên như quy định hiện hành. Tuy nhiên, Nghị định 62 quy định cụ thể hơn các trường hợp điều chỉnh. Cụ thể như sau:

- Điều chỉnh tăng biên chế hoặc điều chuyển biên chế công chức giữa các Bộ, ngành, địa phương: Các Bộ, ngành, địa phương gửi hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức về Bộ Nội vụ để thẩm định, trình Chính phủ quyết định;

- Điều chuyển biên chế công chức giữa các Bộ, ngành, địa phương với Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước: Gửi hồ sơ về Bộ Nội vụ để quyết định.

Thủy Tiên (T/h)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bien-che-cong-chuc-se-duoc-dieu-chinh-nhu-the-nao-tu-207-a326139.html