+Aa-
    Zalo

    Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường: Làm sao để phòng ngừa?

    • DSPL
    ĐS&PL Người bệnh tiểu đường rất dễ bị biến chứng tim mạch. Nếu không phòng ngừa sớm, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thậm chí tử vong.

    Người bệnh tiểu đường rất dễ bị biến chứng tim mạch. Nếu không phòng ngừa sớm, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thậm chí tử vong.

    Hiệp hội Tim mạch Hoa kỳ thống kê, mỗi năm có khoảng 1,6 triệu người bệnh tiểu đường tử vong. Trong đó gần 70% là do biến chứng tim mạch.

    Biến chứng tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người bệnh tiểu đường.

    Các biến chứng tim mạch thường gặp ở người tiểu đường

    Bệnh mạch vành

    Đây là nhóm biến chứng chiếm tỉ lệ cao nhất trong các biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân chính là do đường huyết cao lâu ngày khiến các mạch máu nuôi tim (động mạch vành) bị xơ vữa gây thiếu máu đến tim. Để bù đắp tim phải làm việc nhiều hơn, lâu dần sẽ dẫn đến suy tim.

    Mảng xơ vữa trong lòng mạch cũng làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối gây nhồi máu cơ tim. Điều nguy hiểm là người bệnh ít nhận ra các dấu hiệu cảnh báo sớm cơn nhồi máu cơ tim (do bị tổn thương hệ thần kinh) nên dễ tử vong.

    Bệnh mạch máu não

    Người bệnh tiểu đường có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao gấp 2,4 người bình thường. Nguyên nhân là do khi mạch máu bị xơ vữa, lượng máu tới não giảm. Não bị thiếu oxy gây đột quỵ hoặc tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

    Bệnh động mạch ngoại biên

    Biến chứng này chủ yếu ảnh hưởng đến các chi dưới, cụ thể hơn là bàn chân. Bệnh động mạch ngoại biên nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến đoạn chi, tàn phế.

    Biến chứng động mạch ngoại biên có thể gây đoạn chi.

    Tăng huyết áp

    Tăng huyết áp vừa là hệ quả vừa là yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường. Mạch máu bị xơ vữa có thể khiến huyết áp tăng cao. Ngược lại, người bị tăng huyết áp sẽ có nguy cơ mắc biến chứng tim mạch khác cao hơn.

    Ngoài những bệnh lý trên, người tiểu đường còn có thể bị tim đập nhanh khi nghỉ ngơi, rung nhĩ, hạ huyết áp tư thế đứng… Vì thế, bạn cần nắm rõ các dấu hiệu nhận biết và bắt đầu phòng ngừa biến chứng tim mạch ngay từ khi phát hiện bệnh.

    Dấu hiệu nhận biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường

    Người bệnh có thể nhận biết biến chứng tim mạch thông qua triệu chứng:

    -          Đau cách hồi (Cơn đau xuất hiện khi đi bộ, hết khi nghỉ ngơi, sau đó lại tái phát khi người bệnh tiếp tục di chuyển).

    -          Chân lạnh, không bắt được mạch ở mu chân, đau chân vào ban đêm.

    -          Tim đập nhanh, đánh trống ngực khi nghỉ ngơi.

    -          Đau thắt ngực, nặng ngực.

    Tuy nhiên, đa số trường hợp bị biến chứng tim mạch không có dấu hiệu cảnh báo rõ ràng. Vì vậy các chuyên gia thường khuyên người bệnh nên chủ động phòng ngừa sớm. Nhất những người có nguy cơ cao như cao tuổi, thừa cân, huyết áp cao, mỡ máu.

    Người tiểu đường nên thăm khám tim mạch tối thiểu 1 lần/năm.

    Người bệnh tiểu đường cần làm gì để phòng ngừa biến chứng tim mạch?

    Để giảm nguy cơ mắc biến chứng tim mạch, bạn cần áp dụng đồng thời các giải pháp sau: 

    Ăn uống lành mạnh

    Nên ăn nhiều rau xanh để hạn chế hấp thu chất béo xấu. Nên giảm các thực phẩm nhiều đường, nhiều dầu mỡ trong thực đơn hàng ngày như: bánh kẹo ngọt, đồ chiên rán, thịt mỡ, nội tạng động vật… Ngoài ra, người bệnh bị cao huyết áp cần ăn giảm muối.

    Kiểm soát tốt đường huyết, mỡ máu, huyết áp

    Chỉ số tối ưu là HbA1 < 7%, huyết áp < 130/80 mmHg, mỡ máu LDL-C < 2.6 mmol/l. Để đạt chỉ số này, bạn cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Không tự ý dừng thuốc điều trị khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

    Giữ cân nặng khỏe mạnh

    Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc biến chứng tim mạch. Do đó, bạn nên giảm 5 - 10% cân nặng nếu bị thừa cân bằng cách ăn uống khoa học và tập thể thao 30 phút/ngày.

    Sử dụng thảo dược hỗ trợ

    Bên cạnh thuốc hạ đường huyết, việc kết hợp các thảo dược thiên nhiên sẽ giúp hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng tiểu đường và tăng cường chức năng tim mạch hiệu quả.

    Nghiên cứu cho thấy bốn thảo dược quý Mạch Môn, Hoài Sơn, Câu kỷ tử, Nhàu giúp ổn định đường huyết và hạn chế xơ vữa mạch máu. Đặc biệt, Hoài Sơn và Câu kỷ tử còn giúp giảm cholesterol máu, từ đó tăng cao hiệu quả phòng ngừa biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường.

    Hiện nay, các thảo dược này đã được kết hợp trong một sản phẩm duy nhất mang tên Hộ Tạng Đường. Đây là giải pháp hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng được nhiều chuyên gia và người bệnh đánh giá cao.

    Là một người đã từng 2 lần cấp cứu vì nhồi máu cơ tim do tiểu đường, bà Vũ Thị Thanh Luyên cho biết: “Sau khi dùng thêm Hộ Tạng Đường, tôi thấy người đỡ mỏi mệt, tỉnh táo. Nhiều lúc tôi cảm thấy sức khỏe giống như người bình thường.”

    Tìm hiểu thêm thông tin về Hộ Tạng Đường TẠI ĐÂY.

    SĐT: 0962 326 300 - 0936 057 996

    * Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

    Lan Anh

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bien-chung-tim-mach-cua-benh-tieu-duong-lam-sao-de-phong-ngua-a267674.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan