+Aa-
    Zalo

    Biển Đông đứng trước giai đoạn đối đầu kéo dài

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Theo báo WantChinaTimes ở Đài Loan, tranh chấp lãnh thổ hiện nay giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines báo hiệu một thời kỳ xung đột kéo dài ở Biển Đông.
    (ĐSPL) - Theo báo WantChinaTimes ở Đài Loan, tranh chấp lãnh thổ hiện nay giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines báo hiệu  một thời kỳ xung đột kéo dài ở Biển Đông.
    Biển Đông đứng trước giai đoạn đối đầu kéo dài

    Hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông báo hiệu giai đoạn đối đầu kéo dài

    Báo WantChinaTimes cho rằng vụ Philippines bắt giữ chiếc thuyền đánh cá Trung Quốc ngày 3/5 cho thấy chiến thuật của Manila  là làm gián đoạn hoạt động kinh tế của Bắc Kinh ở Biển Đông trong khi tránh một cuộc đối đầu quân sự.  Nhân viên công vụ  và cảnh sát mặc thường phục của Philippines đã đi trên một tàu đánh cá tuần tra, trước khi bắt giữ một tàu đánh cá Trung Quốc hoạt động ở đó.
    Philippines đã áp dụng chiến thuật này thông qua việc rút ra các bài học cách đây 2 năm, khi một tàu hải quân Philippines bắt giữ 12 tàu đánh cá Trung Quốc hoạt động trong vùng đầm phá của bãi cạn Scarborough và bị một tàu hải quân Trung Quốc xua đuổi khỏi khu vực. Kết quả là tình trạng đối đầu kéo dài cả tháng trời.
    Chiến thuật này đã khiến Trung Quốc nhức đầu vì khu vực bắt giữ tàu cá Trung Quốc nói trên cách bãi ngầm Đá Chữ Thập  400 hải lý.  Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa là trụ sở hành chính và quân sự của Trung Quốc. Để đi từ Đá Chữ Thập đến khu vực tranh chấp, tàu hải quân Trung Quốc phải mất hơn 10 tiếng đồng hồ.
    Biển Đông đứng trước giai đoạn đối đầu kéo dài

    Tàu chiến Trung Quốc khuấy động Biển Đông

    Trong khi đó, Philippines đã  khẳng định tuyên bố chủ quyền đối với khu vực thời gian gần đây, trong đó có một cuộc tập trận chung với Mỹ vào ngày 4/5, bao gồm cả hạng mục phản ứng trước  "một cuộc xâm lược có thể xảy ra”.
    Manila cũng đã ký với Washington một thỏa thuận quốc phòng cho phép quân đội Mỹ tiếp cận các căn cứ quân sự Philippines nhiều hơn, trên cơ sở luân phiên. Đặc biệt, Philippines còn xây dựng căn cứ quân sự và sân bay đối diện với Biển Đông (trên đảo Palawan, gần quần đảo Trường Sa)  và thiết lập các căn cứ thông tin liên lạc vệ tinh ở đó.
    Việt Nam thậm chí còn tỏ ra kiên quyết hơn trong việc bảo vệ  chủ quyền bao gồm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Theo WantChinaTimes, Việt Nam có 2.000 binh sĩ đồn trú tại quần đảo Trường Sa, trong khi Philippines có 100 binh sĩ đồn trú, còn Malaysia có 120.
    Việt Nam đã phản ứng mạnh mẽ trước việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan (Hải dương-981) gần  quần đảo Hoàng Sa (trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam) hồi đầu tháng 5 năm nay,  bằng cách gửi tàu chấp pháp ra phản đối  hoạt động của giàn khoan này.  Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải dương 981 ở  Biển Đông cũng làm dấy lên làn sóng biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bien-dong-dung-truoc-giai-doan-doi-dau-keo-dai-a36080.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan