+Aa-
    Zalo

    “Biến nguy thành cơ”: Vị thế các trường đại học được nâng hạng

    • DSPL
    ĐS&PL Vị thế các trường đại học của Việt Nam đã được nâng lên trong bảng xếp hạng châu Á và thế giới.

    Vị thế các trường đại học của Việt Nam đã được nâng lên trong bảng xếp hạng châu Á và thế giới.

    Tham luận của người đứng đầu ngành Giáo dục cho biết: Sau 7 năm thực hiện Nghị quyết 29, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước; Chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp có hiệu quả của các bộ, ngành và địa phương, đặc biệt là sự nỗ lực của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp, GD&ĐT đã có những chuyển biến tích cực.

    Vị thế các trường đại học của Việt Nam đã được nâng lên trong bảng xếp hạng châu Á và thế giới. Lần đầu tiên, Việt Nam có 04 cơ sở giáo dục đại học được vào top 1.000 trường đại học tốt nhất thế giới; Có 11 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam nằm trong danh sách 500 trường đại học hàng đầu châu Á. Hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo bắt đầu phát triển mạnh mẽ trong các trường đại học. Đến nay, đã có 60% các cơ sở đào tạo xây dựng các hoạt động định hướng khởi nghiệp và 40% các cơ sở đào tạo có cơ chế chính sách hỗ trợ cho giảng viên, sinh viên tham gia các hoạt động khởi nghiệp.

    Công nghệ thông tin được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động dạy và học; Dạy học qua internet, trên truyền hình được thực hiện mạnh mẽ, nhất là trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch covid-19. Dịch bệnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành giáo dục, nhưng không vì thế các hoạt động giáo dục bị ngưng trệ, bị “đứt gãy” như một số nước đã gặp phải, trái lại “trong nguy có cơ”, các hình thức giáo dục trực tuyến đã được thực hiện mạnh mẽ.

    Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ trình bày tham luận tại Đại hội XIII của Đảng.

    Theo báo cáo của OECD, Việt Nam có 79,7% học sinh phổ thông được học trực tuyến để phòng, chống covid-19 trong năm 2020, cao hơn nhiều so với trung bình chung của các nước OECD, là 67,5%. Kết quả này đã tạo tiền đề quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành giáo dục trong thời gian tới.

    Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng chỉ ra một số hạn chế, bất cập chủ yếu của ngành. Cụ thể, chưa phân định rõ trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước và quản trị nhà trường; Việc kiện toàn Hội đồng trường các cơ sở giáo dục đại học còn chậm, hoạt động chưa thực quyền; Tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được giải quyết triệt để ở một số địa phương; chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, còn một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, cá biệt có những giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, gây bức xúc xã hội.

    Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ở một số địa phương còn khó khăn, còn tình trạng thiếu trường, lớp ở một số khu đô thị, khu công nghiệp và vùng kinh tế- xã hội khó khăn; Thiếu đất cho xây dựng trường học, đặc biệt là ở các thành phố lớn; Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và sư phạm còn chậm; Chất lượng giáo dục đại học tuy được cải thiện đáng kể nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội; Giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống của học sinh, sinh viên chưa được chú trọng đúng mức.

    Trong thời gian tới, Bộ trưởng bộ GD&ĐT khẳng định: Tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy và cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức trong ngành Giáo dục bảo đảm tinh gọn, hiệu quả; Rà soát, sắp xếp và bố trí đủ số lượng giáo viên, giảng viên bảo đảm quy định về khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục. Xây dựng cơ chế đặt hàng với các trường sư phạm trong việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cho địa phương, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng.

    Xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học bảo đảm về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; Phát triển khoa học, công nghệ cho đất nước, gắn với yêu cầu khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và nền kinh tế số, xã hội số.

    Thực hiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, sư phạm bảo đảm gắn với nhu cầu sử dụng nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu kinh tế số, xã hội số. Rà soát sắp xếp lại các đại học, trường đại học công lập bảo đảm tinh gọn, hiệu quả. Hình thành một số đại học, trường đại học trọng điểm; Khuyến khích phát triển các trường đại học tư thục, nhất là các trường đại học tư thục không vì lợi nhuận.

    Ngành giáo dục tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh sinh viên.

    “Gắn đào tạo với thực tiễn và trải nghiệm sáng tạo. Hun đúc, khơi dậy khát vọng đất nước hùng cường cho thế hệ trẻ. Cân bằng việc “dạy chữ” và “dạy người”, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.

    Bên lề Đại hội XIII của Đảng, ông Đào Anh Tuấn, Phó Giám đốc sở GD&ĐT Yên Bái bày tỏ sự tin tưởng vào những quyết sách giáo dục của Đảng: “Tôi thấy những đề án giáo dục vùng khó khăn gắn chặt với chủ trương đổi mới giáo dục. Trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá, chúng tôi bày tỏ sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng với giáo dục miền núi”.

    Minh Khánh


    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bien-nguy-thanh-co-vi-the-cac-truong-dai-hoc-duoc-nang-hang-a354184.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan