+Aa-
    Zalo

    Bình Nhưỡng "ám" chuyến thăm Seoul của Tập Cận Bình

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đi thăm Hàn Quốc trong tuần này, với vấn đề hạt nhân-tên lửa của Triều Tiên ám ảnh trong đầu.
    (ĐSPL) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đi thăm Hàn Quốc trong tuần này, với vấn đề hạt nhân-tên lửa của Triều Tiên ám ảnh trong đầu.
    Về mặt chính thức, lãnh đạo Trung Quốc tới Hàn Quốc là nhằm đáp lại chuyến công du Bắc Kinh của Tổng thống Park Geun-hye cách đây gần một năm.
    Theo Reuters, tại Seoul, ông Tập và bà Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye dự kiến ​​sẽ kêu gọi Bình Nhưỡng chấm dứt việc theo đuổi vũ khí hạt nhân, mặc dù Bắc Kinh sẽ tuyên bố không đứng về phía nào.
    Bình Nhưỡng

    Trong vòng có 1 năm, lãnh đạo Trung-Hàn gặp nhau đến 5 lần.

    Trong một chuyến viếng thăm được theo dõi cẩn thận ở Bình Nhưỡng, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye lần thứ 5 trong vòng có 1 năm. Đáng nói là trong khoảng thời gian đó, ông Tập không hề tiếp nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un.
    Theo giới quan sát, đây là một lời cảnh cáo đối với Triều Tiên, đồng minh chính thức duy nhất của Trung Quốc. Mặc dù phụ thuộc nặng nề vào Bắc Kinh về kinh tế, thương mại, năng lượng, nhưng chế độ Bình Nhưỡng, dưới sự lãnh đạo của Kim Jong-un, lại gây nhiều phiền toái cho Trung Quốc, thông qua các vụ bắn thử tên lửa và thử hạt nhân.
    Từ khi lên thay cha lãnh đạo Triều Tiên, hồi tháng 12/2011, nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un chưa được Trung Quốc “bật đèn xanh” công du Bắc Kinh. Từ khi thâu tóm toàn bộ quyền lực vào tháng 3/2013,  ông Tập Cận Bình chưa một lần  chụp ảnh chung với Kim Jong-un.
    Các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên cũng như và kế hoạch tiến hành một vụ thử hạt nhân lần thứ 4  sẽ chi phối chương trình nghị sự của cuộc gặp thượng đỉnh Trung-Hàn, các quan chức ở Seoul cho biết.
    Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se nói trước quốc hội ngày 30/6:  "Hai nhà lãnh đạo dự kiến ​​sẽ dành nhiều thời gian thảo luận về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên và các vấn đề bán đảo Triều Tiên”.
    Trung Quốc vốn rất thận trọng khi nói ​​về chương trình hạt nhân của Triều Tiên,  nhưng 3 vụ thử hạt nhân và những hành động khiêu chiến của Bình Nhưỡng đang thách thức sự kiên nhẫn của Trung Quốc.
    Vào tháng 5/2014, Seoul cho biết Hàn Quốc và Trung Quốc đã đồng ý tại cuộc họp của các nhà ngoại giao hàng đầu rằng hoạt động hạt nhân mới của Triều Tiên là mối đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình và ổn định của khu vực.
    Bắc Kinh đã ủng hộ Liên Hợp Quốc trừng phạt Bình Nhưỡng, nhưng vẫn duy trì phương pháp tiếp cận cân bằng đối với hai miền Triều Tiên. Hồi tháng 3, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên là con đường duy nhất cho hòa bình và rằng Trung Quốc sẽ không cho phép chiến tranh hoặc bất ổn định trên ngưỡng cửa nước này.
    Thương mại hai chiều Trung-Hàn hàng năm lên tới  gần 230 tỷ USD và Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc.
    Hàn Quốc cũng là một trong số ít các nền kinh tế lớn có  thặng dư mậu dịch với Trung Quốc (63 tỷ USD năm ngoái) nhờ xuất khẩu ô tô, điện thoại thông minh, TV màn hình phẳng, linh kiện điện tử và sản phẩm hóa dầu. Thương mại của Trung Quốc với Bắc Triều Tiên chỉ hơn 6 tỷ USD trong năm 2012, theo số liệu của chính phủ Hàn Quốc.
    Theo nhận định của báo Financial Times, Hàn Quốc và Nhật Bản là hai đồng minh quan trọng, đóng vai trò chủ chốt trong kế hoạch tái triển khai lực lượng của Mỹ, trong khuôn khổ chính sách "xoay trục" sang Châu Á của chính quyền Obama. Mối quan tâm hàng đầu hiện nay của Trung Quốc là hạn chế tối đa sự hiện diện của Mỹ trong vùng. Chiến lược này của Trung Quốc sẽ thu được kết quả nếu như Bắc Kinh thành công trong việc đào sâu hố bất đồng giữa hai đồng minh Đông Bắc Á của Washington và lôi kéo được Seoul vào quỹ đạo của mình.
    Về phần mình, CDHCND Triều Tiên đã phát đi một loạt tín hiệu hỗn hợp trong hai ngày qua. Bình Nhưỡng đã liên tục thử nghiệm tên lửa tầm ngắn và cho biết sẽ đưa hai khách du lịch người Mỹ ra xét xử vì tội chống phá nhà nước. Bình Nhưỡng cũng đã đề nghị  hòa bình với Hàn Quốc và đình chỉ các cuộc tập trận vào đầu tuần này (trùng với chuyến thăm Hàn Quốc của Tập Cận Bình)  để đổi lấy việc đình chỉ các cuộc tập trận Mỹ-Hàn hàng năm.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/binh-nhuong-am-chuyen-tham-seoul-cua-tap-can-binh-a38967.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan