+ Aa-
    Zalo

    Bình Tây Food cam kết giữ 'xanh' cho thành phố

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐS&PL) Hiện nay, các vấn đề về môi trường được đặt lên hàng đầu, nhất là sau khi Hà Nội được tuyên bố là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới

    (ĐS&PL) Hiện nay, các vấn đề về môi trường được đặt lên hàng đầu, nhất là sau khi Hà Nội được tuyên bố là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới, còn thành phố Hồ Chí Minh đứng hạng ba trong danh sách “Các thành phố ô nhiễm nhất Châu Á” thì vấn đề bảo vệ môi trường không còn là một điều quá vĩ mô nữa mà là việc chúng ta nên chung tay hành động từ bây giờ. Nắm bắt được vấn đề đó, Bình Tây muốn góp một phần vào việc gìn giữ môi trường sống cho chúng ta và thế hệ sau này bằng cách tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo vệ môi trường .

    Câu chuyện về nước thải nhà máy

    Năm 2006, đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên – môi trường từng “hỏi thăm” đột xuất Công ty X. Vào thời điểm này, Công ty X có ba hệ thống xử lý nước thải khác nhau: hệ thống xử lý nước thải chế biến tinh bột biến tính bằng công nghệ UASB (gọi tắt là hệ thống UASB), xử lý nước thải chế biến tinh bột bằng hệ thống hồ sinh học tự nhiên, hệ thống xử lý nước thải sinh học sản xuất lysin từ mật rỉ đường.

    Nước thải sau xử lý của hệ thống UASB còn lưu lại hàm lượng cyanure ở mức vượt tiêu chuẩn cho phép thấp nhất là bảy lần và cao nhất 34 lần, trong khi tiêu chuẩn VN giới hạn hàm lượng loại chất độc hại này có trong nước thải sau xử lý phải nhỏ hơn 0,1 mg/lít.

    Mức độ nguy hại cho môi trường chưa dừng lại ở đó. Trong nước thải sau xử lý của hệ thống hồ sinh học ở Công ty X, cơ quan chức năng còn phát hiện có mẫu nước thải mà hàm lượng chất cyanure chứa trong đó vượt tiêu chuẩn VN đến 5.600 lần – một mức gây ô nhiễm độc hại rất lớn. Trong nước thải sau hệ thống xử lý này, nhiều chất ô nhiễm khác như BOD (nhu cầu oxy sinh học), COD (nhu cầu oxy hóa học), amoniac… đều vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần. Riêng tiêu chuẩn về vi sinh vật gây bệnh vượt tiêu chuẩn (mức cao nhất) đến 1.460 lần. Ngoài ra, nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải sản xuất lysin còn hàm lượng cyanure, BOD, COD… vượt tiêu chuẩn một vài lần.

    Bình Tây lắp đặt trạm xử lý nước thải đạt chuẩn

    Đước biết, công ty đã xây dụng hoàn chỉnh HTXL nước thải công suất 60m3/ ngày đêm. Quy trình công nghệ xử lý nước như sau: Nước thải từ công đoạn vo gạo sẽ được chuyển sang bể lắng bột I và II, sau đó sẽ được chuyển tiếp tới bể điều hòa I (hợp chung với nước thải vệ sinh dây chuyền sản xuất). Nước thải tổng hợp sẽ được chuyển tới bể điều hòa II ( hợp chung với nước thải giũ bún và nước thải sinh hoạt), sau đó sẽ đi qua bể trung hòa, bể sinh học I và II, bể lắng bùn hoạt tính I và II. Ở phân đoạn cuối, nước thải được khử trùng tại bể trung gian bằng thiết bị lọc áp lực. Nước thải sau xử lý đấu nối hệ thống thoát nước thải của KCX Tân Thuận

    Theo kết quả phân tích nước thải sau HTXL ngày 04/10/2011 của Trung Tâm Công Nghệ và Quản Lý Môi Trường, chất lượng nước thải sau xử lý tại 03 thời điểm lấy mẫu đạt quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 24:2009/BTNMT, cột B (đạt tiêu chuẩn đấu nối thoát nước của KCX Tân Thuận).

    Công ty thực phẩm Bình Tây chuyên sản xuất và xuất khẩu thực phẩm chay, chính vì lẽ đó, thương hiệu tự nhận thấy mình phải có trách nhiệm tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo vệ môi trường; vận hành thường xuyên và lập nhật ký theo dõi HTXL nước thải.

     H. Lan/ Sức Khỏe 365

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/binh-tay-food-cam-ket-giu-xanh-cho-thanh-pho-a295463.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.