+Aa-
    Zalo

    Bình Thuận lên tiếng việc khách sạn ở Phan Thiết từ chối khách ở 1 đêm

    ĐS&PL Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Thuận đã lên tiếng trước thông tin phản ánh khách sạn ở Mũi Né, Phan Thiết từ chối du khách đặt phòng ở 1 đêm cuối tuần (báo hết phòng), chỉ nhận khách đặt phòng 2 đêm và phải đặt ăn 1-2 bữa trong khách sạn, resort.

    Thời gian qua, trong các hội nhóm du lịch trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bài đăng phản ánh một số resort, khách sạn ở Mũi Né từ chối du khách đặt phòng ở 1 đêm cuối tuần (báo hết phòng), chỉ nhận khách đặt phòng 2 đêm và phải đặt ăn 1-2 bữa trong khách sạn, resort (báo còn phòng).

    binh thuan len tieng viec khach san o phan thiet tu choi khach o 1 dem
    Bình Thuận lên tiếng việc khách sạn ở Phan Thiết từ chối khách ở 1 đêm. Ảnh: Hồng Hiếu/Vietnam+

    Theo Tri thức trực tuyến, thông tin này sau khi được đăng tải lên các diễn đàn du lịch, lập tức rất nhiều công ty du lịch khác lên tiếng thừa nhận và bày tỏ sự tiếc nuối cho du lịch Mũi Né - Phan Thiết.

    Theo các công ty du lịch, đây là kiểu làm học từ nơi khác, rất không hay và không tốt cho du lịch của Bình Thuận nói riêng, ngành du lịch nói chung. Bởi, trên thực tế, nhu cầu và tài chính của khách có hạn. Việc khách sạn ưu tiên khách đặt 2 đêm cuối tuần vô tình thu hẹp đối tượng khách hàng muốn tham gia tour. Còn công ty lữ hành, dù tìm được khách sạn nhận đoàn ở 1 đêm giá cũng thường rất cao.

    Không chỉ vậy, theo báo Tuổi trẻ, một số doanh nghiệp du lịch còn gặp cảnh trớ trêu là giá phòng tăng đột ngột do "chủ đầu tư thay đổi", chủ cơ sở lưu trú cũng thúc khách đặt phòng thì cọc nhanh, vì chỉ cần chậm chân là không có phòng.

    Ông Bùi Thế Duy, đại diện Công ty du lịch Lửa Việt cho biết, để chuẩn bị cho cao điểm hè, từ tháng 4, doanh nghiệp đã chi một khoản trước để đặt giữ một lượng phòng khá lớn, tránh bị vướng tình huống "phải ở hai đêm cuối tuần" cũng như chịu phụ thu dịch vụ phí cao điểm. 

    Báo Lao động đưa tin, trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Bình Thuận cho biết, mỗi cơ sở lưu trú có phân khúc khách hàng mục tiêu riêng. Họ có chiến lược bán hàng, quản trị doanh thu khác nhau, đặc biệt là chiến thuật quản trị doanh thu để tối ưu hóa doanh thu và lợi nhuận, trong đó có cả yêu cầu thời gian ở tối thiểu, bữa ăn bắt buộc. Vì vậy, các doanh nghiệp du lịch luôn đưa ra cơ cấu giá, số lượng phòng cho từng thị phần trong các khung thời gian cố định, đặc biệt là trong các ngày cao điểm.

    “Việc này diễn ra ở một số cơ sở chứ không phải toàn bộ các khách sạn, resort”, ông Khoa nhấn mạnh.

    Ngoài ra, việc bán phòng 2 đêm cuối tuần là chuyện kinh doanh bình thường của các resort, các đại lý du lịch có quyền lựa chọn. Hiện nay, Bình Thuận có gần 600 cơ sở lưu trú du lịch với hơn 17.500 phòng, đây là một trong những yếu tố quan trọng thu hút du khách và đảm bảo phục vụ đa dạng các dòng du khách.

    “Tuỳ tình hình phòng còn trống thì resort nhận khách. Từ trước giờ vẫn ưu tiên khách đặt 2 đêm cuối tuần bởi cao điểm hè thường rất đông khách, nhiều resort kín phòng cả những ngày trong tuần nên khi nhận khách ở 1 đêm rất đuối, nhất là bộ phận làm phòng”, đại diện một công ty lữ hành ở Mũi Né chia sẻ.

    Cũng theo Hiệp hội du lịch tỉnh Bình Thuận, hiện có khoảng 600 cơ sở lưu trú du lịch, cung cấp 17.500 phòng trên địa bàn tỉnh. Trong tháng 5, khi tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây thông xe, đi lại thuận lợi, lượng khách du lịch đến Bình Thuận tăng 20%, dự báo cao điểm mùa du lịch hè tăng còn mạnh so với cùng kỳ 2022.

    Vân Anh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/binh-thuan-len-tieng-viec-khach-san-o-phan-thiet-tu-choi-khach-o-1-dem-a577251.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Đồ Sơn: Cơ hội rộng mở cho dịch vụ lưu trú & ăn uống đáp ứng xu hướng du lịch gần tăng cao (kỳ I)

    Đồ Sơn: Cơ hội rộng mở cho dịch vụ lưu trú & ăn uống đáp ứng xu hướng du lịch gần tăng cao (kỳ I)

    Nhu cầu du lịch ngày một tăng, xu hướng dịch chuyển gần lên ngôi, mức chi trả của người dân ngày càng hào phóng, vùng đất giàu tiềm năng tích hợp “3 in 1”: rừng – núi – biển với đầy đủ 5 loại hình du lịch, nhưng các cơ sở dịch vụ địa phương lại chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu của du khách. Đó là những dòng miêu tả ngắn gọn xúc tích về Đồ Sơn.