+Aa-
    Zalo

    Bờ biển phát sáng màu xanh đẹp lung linh ở Mexico, hiện tượng kỳ lạ sau 60 năm

    • DSPL
    ĐS&PL Hiện tượng bờ biển ở Mexico bỗng phát ra ánh sáng huỳnh quang đẹp mắt trong đêm đã khiến cộng đồng mạng thế giới trầm trồ.

    Hiện tượng bờ biển ở Mexico bỗng phát ra ánh sáng huỳnh quang đẹp mắt trong đêm đã khiến cộng đồng mạng thế giới trầm trồ.

    Mới đây, người dùng mạng xã hội Twitter đã bàn tán xôn xao về hình ảnh bờ biển tỏa ra ánh sáng xanh đẹp mắt ở Puerto Marqués và Acapulco, bang Guerrero, Mexico.

    Bờ biển ở Mexico phát ra ánh sáng xanh đẹp mắt. Ảnh: Twitter

    Hình ảnh này được những người dân may mắn đi dạo ở bờ biển vào tối 22/4 ghi lại và đăng tải. Hình ảnh và video về hiện tượng này cho thấy bờ biển tỏa sáng màu xanh khi sóng vỗ trên cát ở Acapulco.

    Ngay sau đó, những hình ảnh bãi biển phát sáng được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội, kéo theo nhiều ý kiến cho rằng hiện tượng này là do thiên nhiên "trỗi dậy" khi không bị con người làm phiền.

    Tuy vậy, nhà sinh vật học Enrique Ayala Duval đã giải thích rằng, hiện tượng sóng biển phát quang chỉ đơn thuần là một phản ứng sinh hóa của các sinh vật phù du trên mặt biển.

    "Vi khuẩn ở đại dương vốn chiếm phần lớn trong số các sinh vật có thể phát quang sinh học" - giáo sư Duval nói, cho biết thêm chúng có thể tồn tại đơn lẻ hay có hệ thống trên các bề mặt khác nhau, và cả trong khoang miệng lẫn hệ tiêu hóa của các loài sinh vật biển.

    Ủy ban du lịch Acapulco cũng cho biết, hiện tượng hiếm gặp này được cho là “sản phẩm phụ” của phản ứng sinh hóa do các vi sinh vật trong nước.

    Hiện tượng bờ biển phát sáng là do phản ứng sinh hóa của các sinh vật phù du. Ảnh: Twitter

    Phải mất 60 năm để nước biển tại Puerto Marqués, Acapulco (bang (Guerrero, Mexico), được chiếu sáng với những sinh vật phù du phát quang sinh học.

    Trước đó, hiện tượng tương tự cũng từng được phát hiện tại nhiều nơi khác trên thế giới như bờ biển Penmon Point ở Anglesey, phía bắc của xứ Wales; bờ biển Newport Beach ở California (Mỹ); bãi biển Maldives...

    Một số nhà khoa học gọi đây là “hiệu ứng chuông báo động”. Bởi với việc tự tỏa sáng, sinh vật phù du thậm chí còn chủ động đe dọa lại các loài động vật ăn thịt lớn hơn, thay vì tìm cách lẩn trốn.

    Vi An (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-bien-phat-sang-mau-xanh-dep-lung-linh-o-mexico-hien-tuong-ky-la-sau-60-nam-a321029.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan