+Aa-
    Zalo

    Bộ Công Thương xin trả lại hơn 400 tỷ đồng vốn đầu tư công

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bộ Công thương vừa có báo cáo gửi Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính, đề xuất điều chỉnh giảm hơn 400 tỷ đồng vốn đầu tư công.

    Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân mới ký báo cáo gửi các Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính về tình hình giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng đầu năm.

    cd8e49fe 42bb 4334 bebd b715c02a0a87
    Ảnh minh hoa

    Theo đó, trong năm 2022, Bộ Công thương được Thủ tướng giao kế hoạch giải ngân vốn đầu công là 825,2 tỷ đồng.

    Bộ Công Thương đã ban hành kế hoạch phân bổ toàn bộ 418,5 tỷ đồng, trong đó 194,6 tỷ đồng thực hiện 28 dự án chuyển tiếp; 220,9 tỷ đồng thực hiện 27 dự án khởi công mới.

    Tuy nhiên, giải ngân vốn đầu tư công của Bộ Công Thương đạt tỉ lệ thấp so với bình quân chung của các bộ ngành, địa phương. Tính đến hết tháng 9/2022, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chỉ ở mức 19,8%.

    Trước tình hình này, Bộ Công Thương đã có Quyết định số 1094 gửi Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính xin điều chỉnh giảm vốn đầu tư công từ hơn 820 tỷ đồng xuống còn hơn 418,5 tỷ đồng, trong đó có toàn bộ vốn ODA là gần 239,3 tỷ đồng và vốn trong nước hơn 167,3 tỷ đồng.

    Cũng tại báo cáo, Bộ Công Thương đã giải trình một số nguyên nhân khiến tỉ lệ giải ngân vốn ở mức thấp hơn so với mức trung bình cả nước.

    Trong đó, nguồn vốn ODA không thể triển khai được do vướng mắc về không lựa chọn đơn vị thẩm định giá thiết bị và còn nhiều thủ tục cần triển khai. Bộ Công Thương có liệt kê 9 thủ tục cần triển khai và đây là nguyên nhân phải điều chỉnh giảm toàn bộ vốn ODA trong năm 2022.

    Đối với các dự án khởi công mới, Bộ Công Thương cho rằng, cần phải thực hiện nhiều thủ tục mới đủ điều kiện triển khai công trình và giải ngân, gồm: Tổ chức đấu thầu lựa chọn các nhà thầu tư vấn; lập thiết kế thi công và dự toán xây dựng; thẩm tra, thẩm định thiết kế thi công; dự toán xây dựng, thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy; lập, trình thẩm định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng; tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng; thương thảo, ký hợp đồng xây dựng và tạm ứng vốn khởi công.

    Trong khi tiến độ thực hiện một số thủ tục nêu trên phụ thuộc vào yếu tố khách quan và rất dễ phát sinh các vấn đề ngoài dự kiến.

    Bên cạnh đó, các nhiệm vụ lập quy hoạch ngành quốc gia đã hoàn thành và đang trong quá trình thẩm định, tuy nhiên sau khi các đề án được phê duyệt thì mới đủ điều kiện thanh, quyết toán các hợp đồng tư vấn, tổ chức công bố quy hoạch và giải ngân vốn.

    Bộ Công Thương đang có 2 dự án xây dựng trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp khu vực phía bắc và phía nam nằm trong khu công nghệ cao Hà Nội và TP.HCM, gặp vướng mắc trong quá trình giao, cho thuê đất để triển khai dự án. Công tác giao đất thực hiện các dự án tại một số địa phương cũng gặp khó khăn trong đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng.

    Bạch Hiền (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-cong-thuong-xin-tra-lai-hon-400-ty-dong-von-dau-tu-cong-a553480.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan