+Aa-
    Zalo

    Bố mẹ nên và không nên làm gì khi biết con thi trượt kỳ thi quan trọng?

    (ĐS&PL) - Trong những lúc con buồn, hụt hẫng và nuối tiếc, phụ huynh cần tỉnh táo để biết điều gì nên và không nên làm khi con thi trượt.

    Sau mỗi mùa thi quan trọng như thi vào cấp 3 hay thi đại học, điều mà học sinh và các bậc phụ huynh quan tâm nhiều nhất là kết quả thi. Trường hợp làm bài tốt thì các em có tâm lý thoải mái. Tuy nhiên, với những em nhận kết quả thi thấp sẽ rơi vào trạng thái chán nản, thất vọng, thậm chí có em nghĩ quẩn và đi tới những hành động bộc phát, cực đoan.

    Sau mỗi kỳ thi quan trọng, thí sinh luôn lo lắng về kết quả không như ý. Ảnh minh họa

    Sau mỗi kỳ thi quan trọng, thí sinh luôn lo lắng về kết quả không như ý. Ảnh minh họa

    Khi con thi trượt, bố mẹ nên làm gì?

    Trò chuyện cởi mở với con: Khi biết con thi trượt, nhiều phụ huynh cũng sẽ bị ảnh hưởng tâm lí một phần, dẫn đến ít trò chuyện với con.

    Tuy nhiên ít ai hiểu rằng hành động này lại khiến con càng cảm thấy có lỗi, rằng bố mẹ đang rất thất vọng về mình, nhiều em có suy nghĩ tiêu cực sẽ dẫn đến những hậu quả không hay.

    Vì thế trong trường hợp này, phụ huynh tốt nhất nên mở lòng và trò chuyện cởi mở hơn với con. Đây cũng như một cách giúp con vực dậy tinh thần.

    Động viên con: Những lời động viên là điều quan trọng nhất đối với những gia đình có con thi trượt.

    Các em chỉ có bố mẹ là chỗ dựa tinh thần. Vì thế phụ huynh cần mạnh mẽ hơn, là chỗ dựa cho con cái lúc yếu lòng, hãy động viên, tiếp thêm sức mạnh cho con trên hành trình mới.

    Chuẩn bị các phương án dự phòng: Cha mẹ cần chuẩn bị sẵn các phương án dự phòng khi con thi trượt.

    Nên lắng nghe: Phụ huynh khi này nên lắng nghe con. Có thể bây giờ con đang có rất nhiều nỗi niềm, tâm sự cần chia sẻ.

    Bố mẹ nên động viên con để con có thể vượt qua cú sốc thi trượt. Ảnh minh họa

    Bố mẹ nên động viên con để con có thể vượt qua cú sốc thi trượt. Ảnh minh họa

    Hãy tạo nên một không gian an toàn và cởi mở, chia sẻ động viên con, thay vì trở thành một người cha, người mẹ độc đoán làm tăng thêm rắc rối mà con bạn đang phải trải qua.

    Khi con thi trượt, bố mẹ không nên làm gì?

    Không đổ lỗi cho trẻ: Ngay khi biết con mình thi trượt, nhiều phụ huynh bắt đầu đổ lỗi cho con vì thành tích kém. Họ sẽ chỉ trích từng thói quen của trẻ, như việc ngủ dậy muộn vào buổi sáng, chơi đùa với bạn bè quá nhiều sau giờ tan học, hoặc dành nhiều thời gian giải trí. Họ mặc định rằng, sự thất bại trong kì thi của đứa trẻ là do tất cả những yếu tố này.

    Không có đứa trẻ nào mong muốn bước vào kỳ thi quan trọng với sự thiếu chuẩn bị hay cố gắng. Điều này chỉ đơn giản là chúng cũng giống như người lớn, trẻ em cũng cần giải trí và có thời gian thư giãn sau những giây phút học bài căng thẳng. Do vậy, đổ lỗi cho một đứa trẻ vì lý do chúng dành thời gian nghỉ ngơi, giải tỏa áp lực có thể khiến trẻ hiểu nhầm rằng chúng đã làm một điều sai trái và sẽ cảm thấy hối hận, đau khổ.

    Không sử dụng biện pháp bạo lực: Một số bậc cha mẹ quá thất vọng và tức giận khi con trượt một kì thi quan trọng đến mức không thể kiềm chế bản thân và sử dụng đến biện pháp bạo lực. 

    Trong khi đó, nhiều trẻ nhỏ có thể không hiểu được hậu quả của việc thi trượt, còn những đứa trẻ trưởng thành hơn lại cảm thấy khó chịu khi bị ép buộc trái với mong muốn của mình. Đánh đập không chỉ gây thương tích về thể chất và là vết sẹo về tinh thần mà còn củng cố một niềm tin sai lệch cho trẻ rằng, có thể dùng vũ lực khi ai đó phạm lỗi.

    Không so sánh: Khi con thi trượt, cha mẹ thường so sánh con với các bạn cùng trang lứa hoặc những người có thành tích cao. Họ liên tục nói với trẻ rằng: “Cha mẹ xấu hổ về thành tích kém cỏi của con và việc con thất bại đã làm tiêu tan những hy vọng mà cha mẹ đặt vào con”. 

    Điều này thật sự đem đến những hậu quả, so sánh và thể hiện sự coi thường với một đứa trẻ sẽ làm giảm sự tự tin, lòng tự trọng và giá trị bản thân của chúng. Đồng thời khiến chúng cảm thấy thất vọng vì không được cha mẹ ghi nhận về những sự cố gắng của bản thân. Nếu việc so sánh con với người khác trở thành thói quen của cha mẹ, có thể dẫn đến việc con trẻ sẽ trở nên thờ ơ, tạo ra khoảng cách với cha mẹ.

    Không gán cho con cái mác xấu: Sau khi con thi trượt hoặc không đạt điểm cao trong kỳ thi quan trọng, một số phụ huynh thường gán cho con mình cái mác là “vô dụng” hoặc “chậm hiểu”. Họ đưa ra những câu như: "Tại sao cha mẹ lại phải lãng phí nhiều tiền học phí như vậy cho con?" hoặc "Nếu con chọn đúng bạn mà chơi, làm bạn với những học sinh giỏi thì mọi chuyện đã không đến mức này". Theo thời gian, khi cha mẹ sử dụng những từ như vậy, đứa trẻ bắt đầu tin vào những gì cha mẹ nói và bắt đầu coi mình như vậy, từ đó không còn tự tin để phát triển bản thân. 

    T.D (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/bo-me-nen-va-khong-nen-lam-gi-khi-biet-con-thi-truot-ky-thi-quan-trong-a412551.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Tại sao bố mẹ không nên cho trẻ ăn cơm chan canh?

    Tại sao bố mẹ không nên cho trẻ ăn cơm chan canh?

    Nhiều người có thói quen ăn cơm chan canh, các bậc phụ huynh cũng hay chan canh vào cơm cho con em ăn, vì cho rằng thức ăn dễ trôi, dễ nuốt hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến cáo ăn cơm chan canh là thói quen xấu, cần phải loại bỏ ngay.

    Bố mẹ cần làm gì để giúp trẻ phòng ngừa bị bắt nạt?

    Bố mẹ cần làm gì để giúp trẻ phòng ngừa bị bắt nạt?

    Bằng cách chuẩn bị trước, cha mẹ sẽ trang bị cho con mình những kỹ năng để đối phó hiệu quả với kẻ bắt nạt. Quan trọng hơn, phụ huynh sẽ giúp trẻ có được sự tự tin và sức mạnh nội tâm. Đây là hai tài sản sẽ đồng hành và mang lại nhiều lợi ích cho trẻ đến hết cuộc đời.