+Aa-
    Zalo

    Bỏ sổ hộ khẩu: Cần sự phối hợp và quyết tâm của nhiều Bộ, ban, ngành

    • DSPL
    ĐS&PL Thông tin chuyển hình thức sổ hộ khẩu giấy sang quản lý bằng thông tin điện tử đang được dư luận quan tâm đặc biệt. Nhưng cần lộ trình thế nào để thực hiện?

    Thông tin chuyển hình thức sổ hộ khẩu giấy sang quản lý bằng thông tin điện tử đang được dư luận quan tâm đặc biệt. Nhưng cần lộ trình thế nào để thực hiện?

    Sáng 7/11, tại buổi họp báo do Bộ Công an tổ chức, trung tướng Trần Văn Vệ, tổng cục trưởng tổng cục cảnh sát cho biết, thông tin bỏ hình thức quản lý sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân là không chính xác.

    Theo trung tướng Vệ, công tác quản lý hiện nay là theo hình thức thủ công, tốn kém nhiều tiền của, công sức mà chưa hiệu quả. Thủ tướng giao Bộ Công an lập Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm chuyển từ hình thức quản lý thủ công sang điện tử.

    Cũng theo thông tin từ phía Bộ Công an, chính phủ chủ trương bỏ cách quản lý bằng sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân và chuyển sang dùng mã số định danh cá nhân, kế hoạch này cần lộ trình đến năm 2019 – 2020 để hoàn thành tất cả các công việc.

    Nói về vấn đề này luật sư Phan Minh Thanh, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho biết, việc chuyển đổi cách quản lý như vậy cần sự phối hợp và quyết tâm rất lớn của nhiều bộ, ban, ngành còn với tốc độ hiện nay thì trong 2 năm chưa chắc đã xong.

    Luật sư Phan Minh Thanh, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.


    “Hiện nay, nếu bỏ ngay hình thức quản lý bằng sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như tự do cư trú, đi lại, việc làm hay như các hoạt động xuất nhập cảnh, mua bán chuyển nhượng…

    Nếu chưa có hình thức nào khác để thay thế mà đã bỏ ngay sổ hộ khẩu sẽ gây khó khăn cho công tác xác minh nhân thân, nhân khẩu, ngoài ra còn rất nhiều giao dịch nhân sự sẽ bị ảnh hưởng”. – Luật sư Thanh nói.

    Cũng theo luật sư Thanh, cần phải hiểu đúng Nghị quyết 112/NQ – CP, không phải ngay lập tức loại bỏ hộ khẩu mà là chuyển đổi hình thức quản lý. Và công tác chuyển đổi này cần có quá trình, từng phần một cũng như cần thời gian để hoàn thành. Đặc biệt là đối với những nơi vùng sâu vùng xa, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu mới.

    Cùng quan điểm với luật sư Phan Minh Thanh, luật sư Lê Cao, Đoàn luật sư Thành phố Đà Nẵng thông tin thêm, nhiều người có thể nhầm lẫn Nghị quyết 112/NĐ-CP được ban hành nghĩa là bỏ ngay sổ hộ khẩu và các thủ tục liên quan đến hộ khẩu.

    “Về bản chất Nghị quyết 112 thực ra không phải là một văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Về nội dung ở đây phải hiểu là Chính phủ đã ban hành Nghị quyết thông qua một phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ liên quan đến quản lý dân cư thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an.

    Khi Nghị quyết được ban hành, Bộ Công an mới theo đó cắt bỏ các thủ tục thuộc thẩm quyền của Bộ còn những quy định liên quan được điều chỉnh bởi các cơ quan ban ngành khác thì Bộ Công an phải đề xuất sửa đổi, bãi bỏ”. - Luật sư Lê cao nói.

    Như vậy, việc bỏ sổ hộ khẩu giấy, chuyển đổi hình thức quản lý cần có thời gian và sự phối hợp của các bộ ngành với một quyết tâm lớn nhằm giải quyết khối lượng công việc khổng lồ có liên quan đến hộ khẩu.

    Liệu trong thời gian 2 năm như phía Bộ Công an đã thông tin, hình thức quản lý dân cư bằng sổ hộ khẩu có chính thức chấm dứt, người dân sẽ không phải chịu đựng những sự bất cập mà quyển sổ này đem lại?

    Thanh Phong

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-so-ho-khau-can-su-phoi-hop-va-quyet-tam-cua-nhieu-bo-ban-nganh-a208413.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bỏ sổ hộ khẩu, liệu có dễ dàng?

    Bỏ sổ hộ khẩu, liệu có dễ dàng?

    Luật sư Lê Cao, Đoàn luật sư Thành phố Đà Nẵng chia sẻ về nội dung bỏ hình thức quản lý bằng sổ hộ khẩu trong Nghị quyết 112/NQ - CP đang được dư luận hết sức quan tâm.

    Giá trị lụa Việt: văn hóa hay kinh tế?

    Giá trị lụa Việt: văn hóa hay kinh tế?

    Lao động già hóa, người trẻ không ham học nghề, sự cạnh tranh của các mặt hàng giá rẻ xuất xứ từ Trung Quốc đang khiến các làng lụa Việt đứng trước bài toán: làm thế nào