+Aa-
    Zalo

    Bộ Tài chính đề nghị xử lý các vấn đề "nóng" ở HANCORP

    • DSPL
    ĐS&PL Bộ Tài chính vừa có công văn gửi Bộ Xây dựng về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016 của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (HANCORP).

    Bộ Tài chính vừa có công văn gửi Bộ Xây dựng về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016 của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (HANCORP).

    Theo Bộ Tài chính, việc đầu tư ngoài doanh nghiệp của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội không mang lại hiệu quả, tỷ suất cổ tức trên vốn đầu tư chỉ đạt chưa tới 3%.

    Cụ thể, báo cáo về tình hình tài chính và hoạt động năm 2016 của HANCORP vừa được Bộ Tài chính gửi Bộ Xây dựng nêu rõ: Năm 2016 doanh thu của Tổng công ty này là 2.776 tỷ đồng, trong đó doanh thu kinh doanh bất động sản, xây dựng chiếm 94%, lợi nhuận năm 2016 đạt 128 tỷ đồng. Các chỉ số tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản là 1,95%; tỷ suất lợi nhuận/doanh thu là 4,6%; tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn điều lệ 7,4%...

    Về đầu tư ra doanh nghiệp bên ngoài, hết tháng 12/2016 tổng giá trị đầu tư ngoài ngành đạt 1.280 tỷ đồng, trong đó có 6 công ty con, 20 công ty liên kết, 14 công ty khác (theo kiểu đầu tư dài hạn)... trong đó nhiều DN, dự án bất động sản lớn tại Hà Nội.

    Về tình hình tài sản và nợ phải thu, Tổng công ty cũng có số nợ phải thu gấp tới 2,2 lần vốn chủ sở hữu với tổng cộng hơn 3.300 tỷ đồng. Ảnh: Vietnamnet

    Năm 2016, HANCORP được chia cổ tức 33,8 tỷ đồng từ đầu tư ngoài ngành. Tại thời điểm cuối tháng 12/2016, tổng số trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính của HANCORP là 238 tỷ đồng, trong đó một số khoản đầu tư trích lập dự phòng bằng hoặc gần bằng số vốn đầu tư.

    Ngoài vấn đề trên, Bộ Tài chính cũng cho rằng, tình hình tài sản, nợ phải thu của công ty này không đảm bảo. Cuối năm 2016, tổng tài sản của HANCORP là hơn 6.560 tỷ đồng, nợ phải thu chiếm 51% và đầu tư tài chính dài hạn chiếm 20%.

    Nợ phải thu là 3.341 tỷ đồng (gấp gần 3 lần vốn chủ sở hữu), trong đó nợ quá hạn 1 năm tồn tại ở một số công ty như Đèo Cả, Đầu tư Phú Mỹ....

    Theo Bộ Tài chính, dù khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của HANCORP được đảm bảo nhưng với nợ phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản và hệ số khả năng thanh toán tức thời thấp. HANCORP sẽ gặp khó khăn trong thanh toán nợ đến hạn.

    Về nợ phải trả, Bộ Tài chính cảnh báo: Nợ phải trả chiếm 77% tổng nguồn vốn khoảng 5.039 tỷ đồng, cơ cấu nợ ngắn hạn chiếm 68% tổng nợ phải trả.

    Đặc biệt, theo quyết định số 58, ngày 28/12/2016 của Thủ tướng, HANCORP không thuộc diện Nhà nước phải nắm giữ vốn. Chính vì vậy, yêu cầu Bộ Xây dựng đẩy nhanh việc thoái vốn tại công ty này.

    Từ những kết quả trên, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Xây dựng chỉ đạo rà soát, đánh giá các khoản đầu tư ngoài doanh nghiệp của Hancorp, đồng thời có biện pháp thoái vốn với các khoản không mang lại hiệu quả. Cơ quan nay cũng cho rằng, Bộ Xây dựng nên có biện pháp cần thiết để thu hồi số nợ phải thu quá hạn để không làm thất thoát, bị chiếm dụng vốn.

    Vũ Đậu (T/h) 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-tai-chinh-de-nghi-xu-ly-cac-van-de-nong-o-hancorp-a213811.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan