+Aa-
    Zalo

    Bộ Tài chính lấy ý kiến sửa Luật thuế thu nhập cá nhân

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến để xem xét, đánh giá và đề xuất sửa đổi Luật thuế thu nhập cá nhân cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

    Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, bộ Tài chính xây dựng đề cương báo cáo nghiên cứu rà soát, đánh giá và đề xuất sửa đổi 6 luật thuế trong đó có Luật thuế Thu nhập cá nhân (TNCN).

    bo tai chinh lay y kien sua doi luat thue thu nhap ca nhan dspl
    Bộ Tài chính lấy ý kiến sửa đổi Luật thuế TNCN. Ảnh minh họa

    Vì vậy, Bộ này đã có văn bản gửi các bộ, ngành, địa phương và Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam về việc nghiên cứu rà soát, đánh giá và đề xuất sửa đổi 6 Luật thuế, bao gồm thuế thu nhập cá nhân, thuế bảo vệ môi trường, thuế xuất nhập khẩu, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế tài nguyên.

    Theo đó, bộ Tài chính đề nghị nội dung đánh giá kết quả đạt được của Luật thuế TNCN số 04/2007/QH12 có hiệu lực từ ngày 1/1/2009 (đã được bổ sung tại các Luật số 26/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13) trong hơn 10 năm qua so với mục tiêu, yêu cầu đặt ra khi xây dựng Luật (như đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập, động viên hợp lý thu nhập dân cư, phù hợp tình hình kinh tế - xã hội và thông lệ quốc tế, huy động nguồn thu ngân sách nhà nước…) bao gồm cả số liệu tổng quát thực tế.

    Đối với Luật thuế TNCN, Bộ đề nghị đánh giá theo từng nhóm vấn đề gồm đối tượng nộp thuế, thu nhập chịu thuế, thu nhập được miễn thuế, cơ sở tính thuế và xác định số thuế phải nộp, thuế suất, giảm trừ gia cảnh...

    Trong năm 2020 trước đó, cơ quan quản lý thuế đã điều chỉnh nâng mức giảm từ gia cảnh cho người nộp thuế từ 9 triệu đồng lên 11 triệu và giảm trừ người phụ thuộc từ 3,6 triệu đồng lên 4,4 triệu.

    Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng: mức giảm trừ này vẫn "lạc hậu" so với mức sống hiện tại của người lao động.

    Bộ Tài chính cũng đề nghị nội dung đánh giá cụ thể trong từng nhóm vấn đề về đánh giá tình hình thực hiện, nêu rõ vướng mắc phát sinh (nếu có) và nguyên nhân (xuất phát từ quá trình thực hiện; từ thực tế phát sinh mới; tính phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật…) kinh nghiệm quốc tế trong vấn đề này. Đánh giá tác động của nội dung đề xuất sửa đổi đối với kinh tế xã hội, doanh nghiệp, người dân, ngân sách nhà nước (nếu có).

    Thời gian vừa qua, nhiều ý kiến cho rằng, thuế TNCN hiện nay đang áp dụng “lỗi thời” cần phải sửa đổi cho phù hợp.

    Cụ thể, người đi làm công ăn lương đang phải đóng thuế TNCN với mức cao nhất lên 35% thì với những cá nhân có thu nhập từ các mạng xã hội như Facebook, YouTube… chỉ phải đóng thuế TNCN ở mức 2%.

    Vì vậy, bộ Tài chính đề xuất các bộ, ngành, địa phương có ý kiến cần tổng hợp xem có bao nhiêu nội dung cấp thiết cần sửa đổi ngay trong năm 2022 theo hình thức Luật sửa đổi, bổ sung nhiều Luật và bao nhiêu nội dung chưa cấp thiết và sẽ sửa đổi khi sửa đổi Luật thuế TNCN tổng thể.

    Bên cạnh đó, Bộ này cũng kiến nghị rà soát một số nội dung trong Luật thuế bảo vệ môi trường, bao gồm: đối tượng chịu thuế/không chịu thuế, người nộp thuế, biểu khung thuế, kê khai- tính, nộp và hoàn thuế,...

    Bạch Hiền (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-tai-chinh-lay-y-kien-sua-luat-thue-thu-nhap-ca-nhan-a529841.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Truy thu thuế TNCN giới y, bác sỹ: Nguồn thu đang bị thất thoát?

    Truy thu thuế TNCN giới y, bác sỹ: Nguồn thu đang bị thất thoát?

    (ĐSPL) - Tới đây TP.HCM sẽ hướng thu thuế TNCN sang các đối tượng là người làm cho nhiều doanh nghiệp, các bác sỹ, giáo viên người nước ngoài... Dư luận dậy sóng, nhất là giới y, bác sỹ, vì nhiều người nói họ có thu nhập thấp. Nhưng thực tế thì sao?