+Aa-
    Zalo

    Bộ tộc biệt lập và hung dữ nhất thế giới

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Hòn đảo ở Ấn Độ Dương này chỉ dành riêng cho những cư dân đáng sợ của nó.

    (ĐSPL) - Từ trên cao nhìn xuống, hòn đảo phía bắc Sentinael dường như thật thơ mộng với những bãi biển tuyệt vời và một khu rừng bí ẩn khêu gợi trí tò mò. Nhưng khách du lịch hay ngư dân không thể đặt chân tới đây bởi hòn đảo ở Ấn Độ Dương này chỉ dành riêng cho những cư dân đáng sợ của nó.

    Nếu tiếp cận quá gần với hòn đảo phía bắc Sentinael, bạn có nguy cơ bị tấn công bởi các thành viên của bộ lạc bí ẩn, những người đã từ chối nền văn minh hiện đại và không thích tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

    Hòn đảo phía bắc Sentinael chỉ dành cho những cư dân đáng sợ của nó.

    Người Sentinelese đã từng giết chết hai ngư dân đánh cá vào năm 2006, tấn công máy bay hay trực thăng khảo sát bằng cách bắn mũi tên lửa và ném đá. 

    Nằm trong vịnh Bengal, đảo bắc Sentinel thuộc Ấn Độ đến nay vẫn còn là bí ẩn, mặc dù hòn đảo này được cho là có người sinh sống từ khoảng 60.000 năm qua.

    Rất ít người biết về bộ tộc Sentinelese, ngôn ngữ của họ, các tập tục và hòn đảo nơi họ sinh sống. Nơi đây quá nguy hiểm và bất cứ ai có ý định tiếp cận đều nhận được thái độ thù địch. Điều đó có nghĩ, hiếm có bức ảnh nào chụp cận cảnh họ, còn video thì gần như không có. Phần lớn các ảnh chụp và video quý hiếm đều có chất lượng thấp.

    Một người thuộc bộ tộc Sentinelese, ở phía Bắc đảo Sentinel, thuộc vịnh Bengal, Ấn Độ. Ảnh được chụp ngay sau thảm họa sóng thần kinh hoàng 2004. 

    Một số báo cáo đưa ra nhưng con số khác nhau, với ước tính cư dân trên hòn đảo này khoảng vài chục đến vài trăm người. Người ta cũng không thể biết chính xác cơn sóng thần hồi năm 2004 ở chuỗi quần đảo Adaman của Ấn Độ ảnh hưởng đến họ ra sao. Trong số hàng chục triệu người bị ảnh hưởng bởi thảm họa, chỉ người Sentinelese không cần ai giúp đỡ.

    Thường được gọi là “bộ tộc Đồ Đá”, người Sentinelese có thể là bộ tộc biệt lập nhất thế giới. Sau nhiều nỗ lực liên lạc thất bại, chính phủ Ấn Độ cũng quyết định không can thiệp vào cuộc sống của họ. Thậm chí do những phản ứng bạo lực, chính phủ Ấn Độ còn ra luật cấm tiếp xúc với người Sentinelese và lập một vùng cấm với bán kính 5 km quanh đảo.

    Survival International, tổ chức bảo vệ quyền của các bộ tộc, cho biết người Sentinelese sống khỏe mạnh và phát triển tốt dù sống bằng cách săn bắn, hái lượm, đánh cá như người nguyên thủy. 

    Hòn đảo nơi bộ tộc Sentinelese sinh sống

    Một người thuộc bộ tộc Sentinelese, ở phía Bắc đảo Sentinel, thuộc vịnh Bengal, Ấn Độ. Ảnh được chụp ngay sau thảm họa sóng thần kinh hoàng 2004. 

    Survival International cho hay: Tất cả những gì thế giới biết được về văn hóa của người Sentinelese dựa trên những cuộc tiếp xúc ngắn ngủi cuối thế kỷ 20. Vào cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 của thế kỷ 19, nhiều người trong bộ tộc đã bị những kẻ lạ tới đảo thu thập sắt và các sản phẩm khác từ một con tàu đắm giết chết. Đây có thể là nguồn cơn của sự thù địch với thế giới bên ngoài.

    Người Sentinelese được coi là bộ tộc biệt lập nhất thế giới.

    Người Sentinelese sống bằng săn bắn – hái lượm. Họ đi săn, đánh cá, thu lượm cây dại, và không hề biết làm nông nghiệp. Gần đây họ đã làm các công cụ và vũ khí bằng kim loại từ những chiếc thuyền bị đắm trên các rạn san hô của đảo mà họ nhặt về. 

    Họ sống trong những túp lều không thưng vách và sàn nhà thỉnh thoảng được trải lá cây hoặc lá cọ. Mỗi túp lều là chỗ ở của một gia đình 3-4 người.

    Ngôn ngữ của họ rất khác những cư dân còn lại trên đảo Andaman. Họ hầu như không liên lạc với những nhóm cư dân kia suốt hàng ngàn năm.

    LINH AN (Theo Dailymail/ Survival International)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-toc-biet-lap-va-hung-du-nhat-the-gioi-a92135.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan