+Aa-
    Zalo

    Bộ trưởng bộ Công an: Sẽ sử dụng giống ngựa trong nước vào Đoàn cảnh sát cơ động kỵ binh

    • DSPL
    ĐS&PL Theo Bộ trưởng bộ Công an, Bộ sẽ tiếp tục nội địa hoá, sử dụng thêm các giống ngựa trong nước, ví dụ như ngựa Bắc Hà, ngựa của đồng bào vùng núi vào lực lượng kỵ binh.

    Theo Bộ trưởng bộ Công an, Bộ sẽ tiếp tục nội địa hoá, sử dụng thêm các giống ngựa trong nước, ví dụ như ngựa Bắc Hà, ngựa của đồng bào vùng núi, quen thuộc với địa bàn vào Đoàn cảnh sát cơ động kỵ binh.

    Bộ trưởng Tô Lâm trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, chiều 8/6 - Ảnh: CAND

    Sáng 8/6, Đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) kỵ binh, bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động, bộ Công an tổ chức diễu hành, báo cáo kết quả trước đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV. Đây cũng là dịp lực lượng kỵ binh của bộ Công an chính thức ra mắt.

    Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Công an - cho biết nhiều nước trên thế giới đã sử dụng lực lượng này trong việc bảo đảm an ninh, giữ gìn trật tự.

    Theo ông Lâm, Việt Nam trước đây đã có lực lượng kỵ binh thuộc lực lượng công an vũ trang. Khi đó, kỵ binh được sử dụng cho việc tuần tra biên giới trong điều kiện đường sá chưa có, các lực lượng phải dùng ngựa đi tuần. Khi đó, ngựa có lợi thế có thể đi bất kể địa hình nào, kể cả ở nơi có đường hay không.

    Thực tế từ các nước hiện đại đang dùng ngựa vào nhiều hoạt động của lực lượng công an, thậm chí sử dụng trong thành phố, đô thị vì ngựa di chuyển ở các ngõ phố nhỏ rất tốt.

    Sau nghiên cứu, được phép của Chính phủ, bộ Công an đầu tư xây dựng Trung đoàn kỵ binh Cảnh sát cơ động từ việc giúp đỡ, hợp tác với nhiều nước. Số lượng ngựa đang được phát triển dần. Bộ sẽ tiếp tục nội địa hoá, sử dụng thêm các giống ngựa trong nước, ví dụ như ngựa Bắc Hà, ngựa của đồng bào vùng núi, quen thuộc với địa bàn.

    Bộ trưởng Công an khẳng định kỵ binh sẽ được dùng trong bất kể công việc gì cần thiết, từ lễ tân Nhà nước, các hoạt động nghi thức quốc gia, tới việc phòng chống tội phạm, tuần tra kiểm soát…

    Trước một số băn khoăn về việc giữ gìn vệ sinh khi đoàn kỵ binh đi trên đường phố, lãnh đạo bộ Công an cho rằng ruột ngựa rất thẳng, ăn liên tục và tiêu hóa liên tục. Bộ trưởng dẫn chứng đoàn kỵ binh của Hoàng gia Anh, họ bố trí cả thiết bị để hứng ở dưới. Ngoài ra, sẽ có các hình thức giữ gìn vệ sinh như hốt rác, hút chất bẩn ở đường phố.

    Đoàn cảnh sát cơ động kỵ binh là đơn vị vũ trang chiến đấu tập trung được thành lập theo quyết định của Bộ Công an với chức năng, nhiệm vụ chính là trực tiếp huấn luyện, sử dụng ngựa đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự.

    Đoàn có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ làm công tác quản lý, huấn luyện và sử dụng ngựa; tổ chức chăn nuôi, chăm sóc, nhân giống và phát triển đàn ngựa, sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ khác khi có mệnh lệnh của lãnh đạo cấp trên.

    Đoàn cảnh sát cơ động kỵ binh thành lập để huấn luyện và sử dụng ngựa trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong những tình huống cấp thiết, đặc biệt tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, điều kiện địa hình rất phức tạp không thể cơ động bằng phương tiện ôtô, xe máy.

    Giống ngựa được tuyển chọn vào đoàn cảnh sát cơ động kỵ binh có sức khỏe tốt, khả năng thích nghi cao với điều kiện khắc nghiệt. Sự dẻo dai, ngoại hình phù hợp có thể thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý các tình huống biểu tình, bạo loạn.

    Ngoài ra còn có thể sử dụng lực lượng cảnh sát cơ động kỵ binh tham gia thực hiện các nghi thức, nghi lễ cấp quốc gia như đón nguyên thủ quốc gia; tham gia diễu binh, diễu hành cấp nhà nước...

    Cự Giải(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-truong-bo-cong-an-se-su-dung-giong-ngua-trong-nuoc-vao-doan-canh-sat-co-dong-ky-binh-a326454.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan